Nhà phân tích hành vi Bryan Roche thuộc đại học Quốc gia Ailen đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: “Trí tuệ là khả năng thu nhận và áp dụng kiến thức, kỹ năng bao gồm khả năng lý luận, giải quyết vấn đề, trí nhớ và sáng tạo. Vì vậy, việc nâng cao trí thông minh là hoàn toàn có thể thực hiện được”. Có nhiều phương pháp để rèn luyện trí não thông qua tâm lý học, đặc biệt cách thực hiện vô cùng đơn giản nên bạn có thể áp dụng được. Bài viết này, Newshop xin gửi đến độc giả 8 phương pháp rèn luyện trí não giúp tăng trí nhớ mà ai cũng nên đọc giúp ghi nhớ hiệu quả mà ai cũng nên thử.
1. Phương pháp rèn luyện trí não bằng hình ảnh và âm thanh
Phương pháp này được xây dựng dựa trên cơ chế hoạt động của hai bán cầu não. Theo các nghiên cứu đã được chứng minh tính xác thực, bán cầu trái thiên về quan sát chi tiết, phân tích, tư duy logic các sự vật, hiện tượng xung quanh, phục vụ cho các môn học về tính toán, phân tích như toán học, hóa học, vật lý,… Còn bán cầu não phải thì ngược lại, thiên hướng nghệ thuật, lắng nghe, tưởng tượng, phục vụ cho các môn học như âm nhạc, mỹ thuật,… Hai nửa bán cầu của chúng ta phát triển không đồng đều, một số người phát triển bán cầu não trái hơn bán cầu não phải và ngược lại. Tuy nhiên hai bán cầu não phát triển bổ sung cho nhau, phối hợp hài hòa và kích thích cùng nhau phát triển.
Do đó, đối với những người phát triển bán cầu não phải, âm nhạc và hình ảnh là phương pháp tăng trí nhớ có hiệu quả rất tốt. Các bài học có hình ảnh kết hợp với âm thanh, liên hệ kiến thức hay thông tin thu được với hình ảnh, nghe các bản nhạc tăng tính tập trung trong khoảng thời gian ghi nhớ,… đều hỗ trợ tốt trong quá trình giảng dạy và ôn tập.
Do đó, đối với những người phát triển bán cầu não phải, âm nhạc và hình ảnh là phương pháp tăng trí nhớ có hiệu quả rất tốt. Các bài học có hình ảnh kết hợp với âm thanh, liên hệ kiến thức hay thông tin thu được với hình ảnh, nghe các bản nhạc tăng tính tập trung trong khoảng thời gian ghi nhớ,… đều hỗ trợ tốt trong quá trình giảng dạy và ôn tập.
2. Phương pháp rèn luyện trí não thông qua tâm lý học
Đây là phương pháp sử dụng một số ứng dụng trong tâm lý học để tăng khả năng ghi nhớ:
- Không cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu: nhồi nhét một lượng lớn kiến thức trong một thời gian ngắn sẽ chỉ tạo trí nhớ ngắn hạn, và gây quá tải với bộ não, bạn sẽ nhớ kiến thức trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu hiểu sâu kiến thức mình muốn ghi nhớ, chủ động lập kế hoạch ôn tập hằng ngày thì kiến thức bạn thu được sẽ nhớ lâu hơn và tạo thành trí nhớ dài hạn
- Ghi nhớ vào khoảng thời gian nhất định, ở địa điểm thích hợp: mỗi người sẽ có những khoảng thời gian tốt nhất và địa điểm phù hợp khác nhau để tập trung cho quá trình tiếp nhận kiến thức. Ví dụ như một số người phù hợp với việc ôn tập ở nơi yên tĩnh, không tiếng động nhưng cũng có những người có khả năng ôn tập ở nơi đông người đi lại như thư viện, quán nước,… Biết được khoảng thời gian và địa điểm thuận lợi cho quá trình ghi nhớ sẽ nâng cao hiệu suất ghi nhớ của bạn.
- Tìm kiếm động lực rèn luyện trí não cho bản thân: bằng cách đặt mục tiêu ghi nhớ, mục tiêu điểm hay danh hiệu sẽ đạt được, nghĩ đến người thân,… sẽ tạo động lực giúp bạn quyết tâm và tâm thế thoải mái để tiếp nhận kiến thức.
- Sẵn sàng tiếp thu điều mới: kiến thức là bao la và luôn có người ưu tú hơn bạn, vì vậy mọi ý kiến của người khác luôn có ý nghĩa với bạn. Sẵn sàng học hỏi từ sách vở và những người xung quanh, không bảo thủ, cố chấp sẽ giúp bạn học được nhiều điều. Từ đó, vốn kinh nghiệm và hiểu biết của bạn chắc chắn sẽ tăng lên từng ngày.
3. Tăng cường trí não bằng hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất có ý nghĩa lớn trong tăng cường trí nhớ. Không chỉ tăng cường sức khỏe, tăng lượng máu và oxy lên não mà hoạt động thể chất còn chống lão hóa tế bào, tăng tiết hormone quan trọng trong cơ thể. Đồng thời, những vận động cũng tăng trí nhớ qua việc lặp lại các hoạt động, từ đó tăng độ dẻo dai, sức bền và kinh nghiệm trong luyện tập. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động thể chất để bạn cân nhắc lựa chọn phù hợp và có kế hoạch tập luyện thường xuyên như: tập yoga, chạy bộ, bóng chuyền, bóng bàn,… Đặc biệt, trẻ nhỏ càng nên luyện tập để tăng chiều cao, sức khỏe và trí nhớ.
4. Rèn luyện trí não bằng cách chơi các trò chơi trí tuệ để tăng trí nhớ
Các trò chơi trí tuệ có tác dụng kích thích tư duy logic, phán đoán và óc quan sát tốt với trẻ nhỏ hay kể cả người lớn. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại chơi game sẽ có những ảnh hưởng xấu đến con trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu mới nhất, nếu cho trẻ chơi game hợp lý, ở những khung giờ nhất định, có sự giám sát thay cho cấm đoán thì việc chơi game có nhiều tác động có lợi đến tư duy, sự sáng tạo và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, lựa chọn trò chơi cho trẻ cũng là điều đáng lưu tâm, một số trò chơi trí tuệ cho trẻ luyện tập trí nhớ: sudoku, ghép hình, quan sát tranh, tìm đường đi,…
5. Chế độ ăn uống khoa học tăng trí nhớ
Trí nhớ phụ thuộc rất nhiều vào các tế bào thần kinh, cho nên chế độ ăn khoa học, đầy đủ các dưỡng chất là điều không thể thiếu trong tăng cường trí nhớ. Đối tượng cần lưu ý nhất là trẻ nhỏ, giai đoạn phát triển trí não và cơ thể. Thứ hai là ở người già, giai đoạn cơ thể bị lão hóa, suy giảm số lượng cũng như chất lượng tế bào thần kinh. Một chế độ ăn hợp lý, đủ chất sẽ hỗ trợ phát triển hoàn thiện trí não, từ đó tăng khả năng ghi nhớ cũng như tư duy, hành động,… Một số thực phẩm tăng khả năng trí nhớ: thịt, cá, hải sản, rau cải xoăn, quế, óc chó, hạt mắc ca, hạt điều, socola,…
6. Phương pháp lặp trong tăng khả năng ghi nhớ
Trí nhớ được củng cố dựa vào sự lặp lại thông tin từ kích thích bên ngoài và tái hiện trong bộ não nên lặp lại là một trong những phương pháp tăng khả năng ghi nhớ hiệu quả. Có nhiều cách thực hiện của phương pháp lặp được sử dụng phổ biến:
- Chép lại kiến thức cần nhớ vào giấy, rồi tái hiện kiến thức đó trong não hay viết ra tờ giấy khác mà không nhìn lại. Sau đó bạn nên kiểm tra lại, kiến thức mình vừa tái hiện thiếu sót gì không.
- Lên kế hoạch học tập xoay vòng: cứ sau một khoảng thời gian nhất định, tái hiện lại kiến thức mình đã ôn tập, ví dụ sau 24h, 1 ngày và 5 ngày.
- Lặp lại nhiều lần, và rút ra kinh nghiệm cho lần tiếp theo trong luyện tập các môn nghệ thuật hay một dạng bài tập hay vận động, làm việc,…
7. Sử dụng sơ đồ tư duy
Đây hẳn là phương pháp không còn xa lạ trong quá trình học tập của nhiều bạn. Sơ đồ tư duy giúp bạn tóm gọn những kiến thức cần ghi nhớ dưới dạng hình ảnh và keyword. Việc trình bày kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ, liên kết giữa các kiến thức cần ghi nhớ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Lập sơ đồ tư duy đòi hỏi bạn vận dụng khả năng tư duy tiếp nhận kiến thức và trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong trình bày. Thực hiện sơ đồ tư duy hoàn toàn không khó, để lập một sơ đồ tư duy nhanh nhất và hiệu quả, bạn cần xác định: chủ đề chính của sơ đồ, từ khóa của các nhánh lớn và nhánh nhỏ, xác định mối quan hệ giữa các nhánh và thứ tự sắp xếp nhánh, thêm các hình minh họa, sử dụng nhiều loại bút màu khác nhau,… Cách lập sơ đồ tư duy chi tiết được nhiều trang web và cá nhân chia sẻ. Ngoài ra, cũng có nhiều cuốn sách hay về sơ đồ tư duy mà bạn có thể tìm đọc như cuốn Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! – Adam Khoo, Sơ đồ tư duy – Tony Buzan, Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy – Jean Luc Deladriere,…
8. Phương pháp liên tưởng
Là phương pháp đặt vấn đề cần ghi nhớ so sánh, liên tưởng với những vấn đề quen thuộc mà mình thường gặp hay mình biết. Vận dụng phương pháp này trong rèn luyện trí não dựa trên một số quy luật sau:
- Quy luật tương tự: dựa trên sự tương đồng về tính chất, đặc điểm nào đó giữa hai vấn đề cần ghi nhớ. Ví dụ: tinh dầu quế và tinh dầu bưởi đều dễ bay hơi nên nếu trong đèn xông tinh dầu một trong hai loại có cặn, chứng tỏ trong tinh dầu có lẫn tạp chất.
- Quy luật tương phản: đặt vấn đề cần ghi nhớ vào mối quan hệ tương phản với vấn đề bạn biết rõ, thì việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ: nóng – lạnh, tan – không tan, chất rắn – chất lỏng,…
- Quy luật quan hệ: liên quan đến mối quan hệ giữa hiện tượng, sự vật,… Ví dụ: mẹ chồng và nàng dâu.
- Quy luật gần gũi: ví dụ như chuồn chuồn và trời mưa.
Ngoài ra, phương pháp này còn có thể sử dụng theo các quy luật khác như quy luật xa gần, quy luật liên kết,…
Như vậy, trí nhớ có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Trí nhớ mang lại kinh nghiệm, kiến thức giúp phát triển con người. Việc rèn luyện trí não hoàn toàn không khó và có thể áp dụng rèn luyện mỗi ngày. Mong rằng qua bài viết về 8 phương pháp rèn luyện trí não giúp tăng trí nhớ bạn đã có những hiểu biết nhất định về trí nhớ và lựa chọn được phương pháp rèn luyện trí nhớ phù hợp!
>>> 9+ Cuốn Sách Kích Hoạt Não Bộ - Tăng Cường Trí Nhớ Được Yêu Thích Nhất
Như vậy, trí nhớ có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Trí nhớ mang lại kinh nghiệm, kiến thức giúp phát triển con người. Việc rèn luyện trí não hoàn toàn không khó và có thể áp dụng rèn luyện mỗi ngày. Mong rằng qua bài viết về 8 phương pháp rèn luyện trí não giúp tăng trí nhớ bạn đã có những hiểu biết nhất định về trí nhớ và lựa chọn được phương pháp rèn luyện trí nhớ phù hợp!
>>> 9+ Cuốn Sách Kích Hoạt Não Bộ - Tăng Cường Trí Nhớ Được Yêu Thích Nhất