Bạn có thể nghĩ con mình như những sinh vật nhỏ bé, không có khả năng tự vệ, không thể tự chăm sóc bản thân. Nhưng với một chút tình yêu thương và sự động viên hướng dẫn của các bậc phụ huynh, bạn cần uốn nắn chúng và dạy cho trẻ cách tự lập. Dưới đây, Newshop xin tổng hợp cho bạn 10 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh cần nên tham khảo để biết hướng dẫn con mình tốt hơn.
A. Kỹ Năng Sống Là Gì?
Kỹ năng sống bản chất là bất kỳ kỹ năng nào cần thiết hoặc hữu ích để quản lý cuộc sống hàng ngày của cá nhân mình. Những điều này có thể thông qua học tập tại trường học hoặc có thể thông qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.Chúng bao gồm những kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý những trường hợp cấp bách…và các kỹ năng về xã hội: giao tiếp và hợp tác hay các khả năng như bơi lội, đạp xe, lái xe. Dưới đây, tổng hợp 10 kỹ năng sống cho trẻ ( 3 – 5 tuổi ) mà các bậc phụ huynh nên biết.

B. 10 Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non.
#1 Cách cư xử.
Là cha mẹ, bạn phải làm gương cho con cái của mình. Trước mặt trẻ hãy cư xử một cách văn minh và lịch sự nhất để trẻ thấy mà học hỏi theo cách cư xử của cha mẹ mình. Hãy dạy con bạn: Nếu con muốn được họ lịch sự và tử tế trong giao tiếp với con thì con hãy cư xử, hành động nhẹ nhàng và lịch sự với họ. Trẻ mẫu giáo thường học thông qua việc bắt chước, vì vậy cha mẹ cần dẫn đường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương tác của trẻ với mọi người xung quanh.
#2 Cách mặc quần áo và cởi quần áo.
Đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhất để dạy cho con bạn. Dạy con cách mặc quần áo gọn gàng và chỉn chu nhất. Các bậc phụ huynh cần dạy kỹ năng này cho trẻ càng sớm thì càng tốt, vì nó là tiền đề để tạo nền tảng cho việc tự làm các công việc hàng ngày khác.Ban đầu, trẻ nhỏ thể cần sự trợ giúp của bạn nhưng mỗi ngày bạn đều làm và hướng dẫn cho trẻ thói quen này được hình thành dần dần trong bộ não của trẻ sau một thời gian bạn sẽ bất ngờ vì con bạn có thể tự mình ăn mặc quần áo chỉnh chu nhất.
#3 Cất đồ ngăn nắp.
Trẻ nhỏ sẽ ỷ lại nếu bạn cứ dọn dẹp đồ chơi cho chúng thường xuyên và nhiều khi còn không có tinh thần giúp đỡ bạn dọn dẹp nhà cửa. Khuyến khích con bạn cất mọi thứ về nơi chúng thuộc về. Bạn nên dạy con bạn tầm quan trọng của sự sạch sẽ và ngăn nắp. Chỉ cho trẻ cách cất đồ chơi sau khi chơi, tự đặt chén đĩa vào bồn khi ăn xong, cất quần áo bẩn vào nơi nó thuộc về…..Điều này sẽ giúp chúng tự tiếp thu và hình thành thói quen ngăn nắp cho riêng mình.
#4 Chải tóc gọn gàng.
Nếu bạn có con gái hãy dạy kỹ năng chải tóc gọn gàng cho con của mình sớm nhé. Việc chải tóc phải được thực hiện dưới sự giám sát của bạn cho đến khi con bạn lớn hơn một chút vì bé có thể lấy lược chọc vào mắt. Hãy để con bạn tự chải tóc trước và sau đó bạn có thể sửa lại.#5 Buộc dây giày.
Điều này có thể khó đối với trẻ nhỏ nhưng đó là một trong những kỹ năng cần thiết nhất mà bạn phải dạy cho trẻ khi trẻ còn đi học. Bạn có thể biến kỹ năng này thành hoạt động vui vẻ mỗi ngày. Cùng nhau chạy bộ, chơi thể thao…cùng con bạn để con bạn thực sự thích thú khi thực hiện buộc dây giày.#6 Rửa tay trước khi ăn.
Rửa tay trước khi ăn có thể ngăn ngừa được nhiều loại bệnh nếu con bạn biết rằng rửa tay sạch là điều cần thiết trước khi ăn. Một khi điều này trở thành thói quen, chúng sẽ tự động thực hiện trước mỗi bữa ăn mà không cần được chỉ bảo. Hướng dẫn các bước để rửa tay cho trẻ như: Mở vòi, sử dụng xà phòng, chà xát hai tay với nhau để loại bỏ chất bẩn và rửa tay thật sạch.
#7 Tự chủ.
Đôi khi cha mẹ hãy để cho con mình có thể sống đúng với sở thích của trẻ như: Ăn kẹo bánh ngọt quá nhiểu hay chơi đồ chơi sau giờ ngủ….Nghe có vẻ quá vô lý nhưng bạn không cần quá khắt khe về những thứ con thích. Việc của bạn làm là hướng dẫn cùng con chia sẻ những việc con đang làm đúng, làm sai để con bạn có khái niệm về tính tự chủ và sự hài lòng về những sở thích của mình.Tự chủ và hạn chế những việc làm không đúng, không văn minh. Con bạn sẽ trưởng thành khi bạn cho con bạn làm trước rồi hãy chỉ ra lỗi sai mà con gặp phải. Chứ không phải là ngăn cấm việc làm đó của con với thái độ tiêu cực
#8 Xử lý tiền.
Bạn có thể thưởng cho con mình một số tiền nho nhỏ nếu con làm một việc gì đó tốt chẳng hạn. Làm như vậy, bạn sẽ dạy cho con mình tầm quan trọng của sức lao động và đồng tiền. Ngoài ra, hãy dạy họ cách lập ngân sách cho số tiền họ kiếm được. Điều này sẽ giúp chúng lớn lên thành những người trưởng thành có khả năng xử lý tài chính tốt.Hướng dẫn cho con mình có kế hoạch sử dụng số tiền tiết kiệm của mình cho đúng với sức lao động mình bỏ ra. Không nên tiêu sài quá phung phí mà hãy dạy con bạn tính tiết kiệm các khoản tiền.
#9 Bơi lội.
Đây chắc chắn sẽ là một kỹ năng sống và cũng là một hoạt động thú vị. Điều cần thiết là trẻ mẫu giáo phải biết bơi lội. Đó là một kỹ năng cứu người và tốt nhất là bạn nên học nó khi còn nhỏ vì nó sẽ giúp trẻ mẫu giáo vượt qua nỗi sợ nước.Bạn có thể cùng con bạn đăng ký một khóa học bơi lội để mỗi cuối tuần cả nhà có thể thư giãn cùng nhau. Vừa rèn luyện cho con bạn biết bơi mà còn cho con những phút giây thư giãn cùng gia đình. Vì môn bơi lội là môn học khó hãy để con bạn tập làm quen với nước từng bước hướng dẫn con mình cách lấy hơi, thở dưới nước. Không nên quá vội vàng mà hãy để con thích nghi với bộ môn bơi lội này.

#10 Lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là kỹ năng mà trẻ nhỏ cần phải được học không chỉ ở trường học mà còn nên học ở nhà. Chúng có thể bắt đầu từ việc nhỏ và lên kế hoạch về thời gian chơi cũng như đồ chơi mà chúng định chơi. Sau đó, họ có thể chuyển sang các hoạt động khác tạo nên ngày thú vị cho trẻ.Nó sẽ dạy chúng tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thực hiện, đây là một kỹ năng rất quan trọng cần có khi trưởng thành.
Dạy những kỹ năng sống cho trẻ mầm non với sự dịu dàng và yêu thương chăm sóc trẻ nhất có thể. Trẻ em học được hầu hết mọi thứ một cách dễ dàng khi chúng được thể hiện một cách tích cực và khi chúng được dạy bằng gương.
>>> Những quyển sách bổ ích rèn luyện kỹ năng cho trẻ.
- Combo Thực Hành Phát Triển Kĩ Năng Tuổi Mẫu Giáo (3 + 4 Tuổi)
- Combo Thực Hành Phát Triển Kĩ Năng Tuổi Mẫu Giáo (4 + 5 Tuổi)
- Combo Thực Hành Phát Triển Kĩ Năng Tuổi Mẫu Giáo (5 + 6 Tuổi)