Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII

Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII

Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII - Tác giả cố gắng phục dựng quá trình lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thương điểm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh ở một số nước Đông Bắc Á (tập trung chủ yếu ở Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao) và những mối liên hệ với Đại Việt.
183.000đ 177.510đ

Tiết kiệm: 5.490đ (3%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII
Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII
177.510đ 183.000đ Tiết kiệm: 5.490đ (3%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII

Thế kỷ XVI - XVII chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại miền Đông Ấn. Bên cạnh hoạt động sôi nổi của thương nhân bản địa còn có sự dự nhập mạnh mẽ của các thế lực hàng hải châu Âu. Trong suy tính của người châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á là những thị trường vô cùng hấp dẫn, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động buôn bán của thương nhân châu Âu. Góp vào sự phồn thịnh của kinh tế ngoại thương nói riêng và cả nền kinh tế một số nước Đông Bắc Á nổi chung là sự ra đời và phát triển của các thương điếm châu Âu. Các công ty Đông Ấn đã sớm thiết lập được những thương điểm vững chắc ở những thị trường này như thương điểm Bồ Đào Nha ở Ma Cao (1557), thương điếm Hà Lan ở Hirado (Nhật Bản, 1609) và sau đó chuyển lên Deshima (1641), Zeelandia (Đài Loan, 1624), thương điếm Anh ở Hirado (1613). Các thương điểm này được thiết lập và tồn tại trong những khoảng thời gian khác nhau nhưng không hề tồn tại biệt lập nhau mà luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về thương mại và truyền giáo. 

Hoạt động có hiệu quả của thương điểm đã góp phần thực hiện mục tiêu của các nước châu Âu trên con đường xâm nhập vào thị trường Đông Bắc Á. Đồng thời, thương điểm cũng có những tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội bản địa trong giai đoạn đỉnh cao của quan hệ thương mại Đông - Tây. Từ những cơ sở ban đầu đó, các nước châu Âu đã đầu tư xây dựng biến chúng thành những trung tâm buôn bán quốc tế, những mắt xích trong mạng lưới thương mại liên vùng, liên châu lục và liên thế giới. Ở những giai đoạn sau, thương điếm dần trở thành những cơ sở đầu tiên để một số nước châu Âu xâm lược các nước Đông Bắc Á làm thuộc địa. Nhiều thương điểm đã trở thành những phần đất nhượng địa thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước châu Âu tiêu biểu như thương điểm Ma Cao là phần đất của Bồ Đào Nha đến năm 1997. Do đó, dấu ấn của người châu Âu, của văn minh châu Âu lên một số nước Đông Bắc Á là rất đậm nét và tiêu biểu cho giao thoa văn hóa Đông - Tây thời kỳ này. 

Trong bối cảnh đó, Đại Việt - một trong số các quốc gia truyền thống và lâu đời ở phương Đông cũng sớm trở thành điểm đến khá hấp dẫn của các đoàn thương thuyền ngoại quốc. Sau khi thiết lập được những vị trí khá vững chắc ở khu vực Đông Bắc Á, các nước phương Tây đã tỏa đi các hướng, trong đó có Đại Việt. Từ thương điểm đó, các đoàn thuyền buôn, truyền giáo đã lên đường sang Đại Việt để buôn bán và truyền bá đạo Thiên Chúa. Những hoạt động tích cực của các công ty Đông Ấn thông qua thương điếm tại Đại Việt đã đưa Đại Việt trở thành một mắt xích hữu cơ trong các luồng hải thương liên hoàn kết nối thế giới Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu. Sự xuất hiện của người châu Âu trong nền kinh tế Đại Việt thế kỷ XVII đã góp phần tạo ra một thời kỳ giao thương Đông - Tây sôi nổi, một hiện tượng hiếm có trong lịch sử Việt Nam cổ - trung đại. 

Sự hình thành và phát triển của thương điếm ở một số nước Đông Bắc Á không những góp phần đẩy mạnh quá trình thâm nhập của một số nước châu Âu vào khu vực Đông Bắc Á mà còn tạo ra những hệ giá trị văn hóa, tư tưởng mới trong diễn trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa Á - Âu. Dưới ảnh hưởng của các nước châu Âu thông qua thương điếm, khu vực Đông Bắc Á nói chung và Đại Việt nói riêng, đã có những thay đổi lớn lao trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là vấn đề lớn cần phải được nghiên cứu một cách sâu sắc.
[...]
Công trình Thương Điếm - Châu Âu Ở Một Số Nước Đông Bắc Á Thế Kỷ XVI - XVII, tác giả cố gắng phục dựng quá trình lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thương điểm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh ở một số nước Đông Bắc Á (tập trung chủ yếu ở Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao) và những mối liên hệ với Đại Việt. Từ đó, công trình sẽ rút ra vai trò của thương điếm đối với hoạt động thương mại của người châu Âu ở khu vực cũng như tác động trở lại xã hội bản địa trên nhiều phương diện. 

Trích Lời giới thiệu
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét