Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép

Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép

Sách Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép là một hồi ức không liền mạch về 50 năm sống và viết ở Sài Gòn của tác giả. Tác phẩm giúp bạn đọc hiểu hơn về con người và vùng đất mà tác giả đã đi qua trong phần lớn cuộc đời mình.
85.000đ 68.000đ

Tiết kiệm: 17.000đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép
Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép
68.000đ 85.000đ Tiết kiệm: 17.000đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép

 
Theo Chân Người Tình, Một Mảnh Tình Riêng: Ghi Chép

 
Đây là hai trong số không nhiều tác phẩm viết dưới dạng ghi chép – tùy bút của nhà văn Sơn Nam. 

Theo Chân Người Tình là chuyện kể về chuyến đi làm cố vấn cho đoàn làm phim “L’Amant” (Người tình) với đạo diễn Jean Jacque Annaud năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX ở các tỉnh Nam Bộ. Không chỉ là kể chuyện đi làm phim mà tác giả còn đưa người đọc đến với thế giới của những kỷ niện thời niên thiếu của nhà văn Maguerite Duras – người đã từng một thời sống ở Nam Bộ.

Một Mảnh Tình Riêng là một hồi ức không liền mạch về 50 năm sống và viết ở Sài Gòn của tác giả. Tác phẩm giúp bạn đọc hiểu hơn về con người và vùng đất mà tác giả đã đi qua trong phần lớn cuộc đời mình.

Đôi nét về tác giả Sơn Nam:

Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống...

Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "Ông Già Nam Bộ", "Ông Già Ba Tri", “Ông Già Đi Bộ’, "Pho Từ Điển Sống Về Miền Nam" hay là "Nhà Nam Bộ Học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các bài viết có liên quan:

► Những Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Hay Nhất Hiện Nay (Phần 1)
► Top 5 Những Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Hay Nhất Hiện Nay (Phần 2)

Newshop hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả!
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger