Tam Quốc Diễn Nghĩa - Minh Thắng (Trọn Bộ 2 Tập - Bìa Cứng)

Tam Quốc Diễn Nghĩa - Minh Thắng (Trọn Bộ 2 Tập - Bìa Cứng)

Tam Quốc Diễn Nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190-280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.
350.000đ 280.000đ

Tiết kiệm: 70.000đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Tam Quốc Diễn Nghĩa - Minh Thắng (Trọn Bộ 2 Tập - Bìa Cứng)
Tam Quốc Diễn Nghĩa - Minh Thắng (Trọn Bộ 2 Tập - Bìa Cứng)
280.000đ 350.000đ Tiết kiệm: 70.000đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Tam Quốc Diễn Nghĩa - Minh Thắng


Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng đã được liệt vào kho tàng văn hóa của Trung Quốc, đồng thời cũng là tài sản văn hóa của thế giới. Tam Quốc Diễn Nghĩa (thường gọi tắt là Tam quốc) là một trong những tiểu thuyết ra đời sớm nhất, được phổ biến rộng rãi và được nhân dân Trung Quốc và thế giới yêu thích.

Tiểu thuyết sử thi Tam Quốc bao quát cả một thời kỳ lịch sử gần một thế kỷ (từ 184 đến 280 sau Công nguyên). Ba nước Ngụy, Thục, Ngô hình thành thế chân vạc trong quá trình đánh dẹp cuộc khởi nghĩa nông dân và trong cuộc hỗn chiến giữa các chư hầu với nhau.

Dựa vào những cuốn biên niên như Hậu Hán thư (Phạm Vĩ), Tam quốc chí (Trần Thọ), Tam quốc chí chú (Bùi Tùng Chi) và đặc biệt dựa vào những tác phẩm văn học dân gian, nhà văn La Quán Trung với tài năng sáng tạo của mình đã viết nên bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ này.

Có rất ít tư liệu nói về cuộc đời nhà văn. Ta chỉ biết ông tên Bản, tự là Quán Trung, biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông người Sơn Tây, sau chuyển xuống sống ở Tiền Đường thuộc thành phố Hàng Châu (Chiết Giang), một trong những trung tâm văn hóa thời bấy giờ. Ông sinh và mất vào khoảng cuối Nguyên, đầu Minh (1330-1400).

Được vinh danh là một trong “Tứ đại danh tác” hay “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc, cho đến nay Tam Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng bản dịch và tầm phổ biến rộng khắp.

Về mặt nghệ thuật Tam Quốc là mẫu mực của thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc. Với bạn đọc thế giới, Tam Quốc đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình có tính cách điển hình: Tào Tháo gian hùng, Lưu Bị nhân từ, Quan Công trượng nghĩa, Trương Phi nóng nảy…


Đời Tam Quốc tức là khoảng thời gian gần sáu mươi năm, trong đó đế quốc Trung Hoa chia làm ba nước, mà ba vị vua đều xưng "hoàng đế" cả. Nhưng vì phải kể từ các nguyên nhân dẫn đến những biến cố mở đầu tạo ra thế "ba chân vạc", nên bộ Tam Quốc phải chép những biến cố từ lúc nhà Đông Hán suy vi cho đến lúc nhà Tấn gồm thâu ba nước, tức là chép những chuyện từ năm Trung bình thứ nhất đời Hán Linh đế đến năm Thái khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (và cũng là năm nhà Tấn thôn tính nước Ngô). Thời gian này gồm 97 năm, từ năm 184 đến năm 280. 

Truyện 
Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào.

Một trong những thành công lớn nhất của 
Tam Quốc Diễn Nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều "truyện nhỏ" mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa.

Tuy có một số hạn chế nhưng Tam Quốc vẫn là tác phẩm kinh điển như lời nhận xét của chính Mao Tôn Cương: “Tam Quốc phảng phất Sử Ký của Tư Mã Thiên nhưng chuyện Tam Quốc khó kể gấp mấy Sử Ký. Sử Ký được chia ra các phần nói riêng về từng nước. Nhân vật cũng được tả riêng. Cho nên có những bản kỷ, thế gia, liệt truyện riêng biệt. Tam Quốc thì không thế. Phải hợp các bản kỷ, thế gia, liệt truyện lại, rồi viết thành một truyện chung. Chia từng phần thì văn ngắn mà dễ khéo. Hợp lại một thì văn dài mà khó… Cho nên đọc Tam Quốc thú hơn... từ đầu đến cuối mạch lạc liên tục, gay cấn hấp dẫn.”


Một số nội dung liên quan:
Nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu tới quý bạn đọc
 
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét