Khám Phá Tư Duy Bộ Đề Luyện Thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn (Phan Danh Hiếu)

Sách hot 139.000đ 111.200đ

Tiết kiệm: 27.800đ (20%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

 Nhập Mã HOCTOT Giảm Ngay 20K Cho Đơn Từ 350K
✅ Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
✅ Giao hàng trên Toàn Quốc
✅ Đặt online hoặc gọi ngay 0909354135
✅ Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Khám Phá Tư Duy Bộ Đề Luyện Thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn (Phan Danh Hiếu)
Khám Phá Tư Duy Bộ Đề Luyện Thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn (Phan Danh Hiếu)
111.200đ 139.000đ Tiết kiệm: 27.800đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Khám phá tư duy làm bài nhanh thần tốc bộ đề thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn của thầy Phan Danh Hiếu là những trong những cuốn sách luyện thi THPT Quốc Gia bán chạy nhất tại Newshop.vn, sau 3 tuần phát hành cuốn sách đã bán chạy hơn 2000 bản. Đây là lần tái bản thứ 2 sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp và bám sát với kỳ thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn 2 trong 1. Nội dung của cuốn sách luyện thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn này tập trung sát vào ba dạng đề chính cũng sẽ là xu hướng trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp đến.

     1. Dạng đề so sánh hai đoạn thơ, so sánh hai nhân vật, so sánh hai chi tiết nghệ thuật.

     2. Dạng đề chứng minh một nhận định hoặc hai nhận định.

     3. Dạng đề nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội. 

Và nội dung cuốn sách cũng được bố cục thành 3 phần

Phần I. HỆ THỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC THEO CẤU TRÚC MỚI

     Phần này bao gồm: kiến thức lý thuyết Đọc hiểu, lý thuyết về Nghị luận xã hội Nghị luận văn học.

  Phần II. BỘ ĐỀ THI THEO CẤU TRÚC MỚI 2015

     Bộ đề biên soạn theo cấu trúc đề thi của bộ Giáo Dục Và Đào Tạo 2015 gồm hai phần: Đọc hiểuLàm văn
   
Trong lần tái bản lần này cuốn sách được bổ sung thêm 10 đề nữa.

   Phần III. MỘT SỐ BÀI VĂN HAY CẦN THAM KHẢO

1: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Từ đó liên hệ với sức sống trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

      CÁI CHẾT: SỰ KẾT THÚC HAY KHỞI ĐẦU?

2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh. Từ đó liên hệ với tình yêu của giới trẻ ngày nay.

3: Kim Lân đã từng phát biểu: Vợ nhặt được một số anh em nghệ sĩ khen là “hảo” chuyện làng, cái chất nhân ái, tình thương của con người đối với con người trong hoàn cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái đói con người vẫn nghĩ đến sung sướng... những người đói họ không nghĩ đến các chết mà nghĩ đến sự sống.

      Anh (chị) có đồng ý như vậy không? Vì sao?

4: Nước mắt là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nam Cao. Trong truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa nhà văn viết:

      “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt.”

      “Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi chào hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức.”

      (Trích Chí Phèo, Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD  2010, tr 183 -186)

      “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc . . . Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lây cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc.”

      (Trích Đời thừa, Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD 2010, tr 207)

      Cảm nhận của Anh/chị về hai chi tiết trên?

Đề ra: Sự gặp gỡ và những khám phá riêng về người nghệ sĩ của Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng qua nhân vật Hộ trong Đời thừa và nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài – trích Vũ Như Tô.

5: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng và hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân

6: Cảm hứng bao trùm của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) là cảm hứng về đất nước, về cách mạng. Anh, chị hãy phân tích làm rõ những cảm xúc chân thực và lãng mạn ấy qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu và Đất Nước của Nguyễn Đình Thi..........

7: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức)

      Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ ý kiến trên..

8: Đàn ghita của Lorca là một bài thơ mang đậm cảm hứng về người anh hùng nhân dân chống phát xít – nghệ sĩ thiên tài Lorca. Phân tích bài thơ để chứng minh.

9: Cảm nhận vẻ đẹp của bốn câu thơ sau trong bài Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo.

                                                        “Không ai chôn cất tiếng đàn

                                                        Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

                                                        Giọt nước mắt vầng trăng

                                                        Long lanh trong đáy giếng”

           

10: Bình giảng đoạn văn sau trong tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu.

      Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi  ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc  nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh  con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có  những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ  vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi  dần dần bầm lại, đen và đặc quện vào thành từng cục máu lớn. 

      Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì  khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời... 

11: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú để chứng minh cho câu nói của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”  

12: Cảm nhận về chất anh hùng qua hai nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)...................................................................................................

13: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tư­ờng là hai nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc biệt sở tr­ường về thể tuỳ bút, bút kí. Qua hai đoạn trích “Ngư­ời lái đò Sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông“? (Hoàng Phủ Ngọc Tư­ờng), theo Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1. Anh/chị hãy so sánh sự giống và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn.

14: Nhân đạo là một trong hai cảm hứng chủ đạo xuyên suốt nền văn

      học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo đó ở văn học từ 1930 đến 1945 có gì giống và khác ở văn học từ 1945 đến 1975 ?

      Hãy phân tích và chứng minh qua hai truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (theo Ngữ văn 11, tập 1) và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (theo Ngữ văn 12, tập hai).

15:  Phân tích chân dung nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

16: Trong tác phẩm Chí Phèo, bà cô Thị Nở nói : “Ðàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Trong tác phẩm Vợ nhặt, bà cụ Tứ nói : ”Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”. Cảm nhận của anh/chị về hai câu nói của hai nhân vật này.

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét