Phương Pháp Sử Học: Những Nguyên Tắc Căn Bản

Trong Phương Pháp Sử Học: Những Nguyên Tắc Căn Bản, chúng ta được giải thích rõ các danh từ lịch sử, sử ký, sử học, thường bị hiểu lầm và thường được sử dụng lẫn lộn.
81.000đ 65.000đ

Tiết kiệm: 16.000đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 20k
Giảm 11k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Phương Pháp Sử Học: Những Nguyên Tắc Căn Bản
Phương Pháp Sử Học: Những Nguyên Tắc Căn Bản
65.000đ 81.000đ Tiết kiệm: 16.000đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Trong Phương Pháp Sử Học: Những Nguyên Tắc Căn Bản

Trong Phương Pháp Sử Học: Những Nguyên Tắc Căn Bản

 
Các danh từ lịch sử, sử ký, sử học thường bị hiểu lầm và thường được sử đụng lẫn lộn. Chúng ta cần phân biệt rõ rệt:

Lịch sử, là quá khứ và tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Người Đức dùng danh từ geschichte để chỉ định cả
lịch sử và sử học; danh từ này từ động từ geschehen mà ra (geschehen có nghĩa là xảy ra và geschichte là cái gì đã xảy ra). Nó bao gồm các biến cố và các hành vi của con người được coi là đáng ghi nhớ.
  

Sử ký, là sự ghi chép lại quá khứ, nghĩa là tất cả những gì con người đã nói hay đã viết về quá khứ, hoặc như Jacob Burckhardt đã viết, “cái gì mà một thời đại cho là đáng ghi nhớ trong một thời đại khác”.

Sử học, là ngành học chuyên về sự ghi chép quá khứ. Về điểm này, các danh từ Pháp “histoire” và Anh “history” là từ danh từ cổ Hy Lạp ιστορία mà ra (ιστορία: sử học). Sử học là phương pháp và ngành học cho phép ta luyện nên và lưu truyền lại cho các thế hệ tới sau ký ức của các thời đại đã trôi qua. Sản phẩm của ngành học này là tất cả các văn phẩm chuyên về sự hiểu biết quá khứ.

Qua các định nghĩa sơ lược ở trên, chúng ta thấy rằng sử vừa là quá khứ, và cũng vừa là ký ức của quá khứ. Một dân tộc không có lịch sử, hay không biết gì về lịch sử của mình, thật không khác gì một người không có ký ức, không nhớ được gì, bắt buộc phải lập lại những phát minh đã được thực hiện trong quá khứ, phải giải quyết những vấn đề đã được giải quyết và cũng lại vấp phải những lầm lẫn đã vấp phải. Một mặt, chúng ta cảm thấy một dân tộc không có lịch sử nếu đã không đạt đến một trình độ văn minh tương đối, mặt khác chúng ta cũng không thể quan niệm một nền văn minh không có lịch sử. Cho nên mọi nền đại văn minh trong lịch sử của nhân loại đều thấy cần phải ghi giữ lại ký ức của quá khứ.

Về tác giả

Giáo sư 
Nguyễn Thế Anh sinh năm 1936, từng là Viện trưởng Viện Đại học Huế (1966-1969), Trưởng ban Ban Sử học, Đại học Văn khoa Sài Gòn (1969-1975).

Rời khỏi Việt Nam năm 1975, sau một thời gian ngắn cộng tác với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) và làm Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ), ông làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp tại Paris với chức danh Giám đốc Nghiên cứu.

Năm 1991, ông được đề cử làm Giáo sư Trường Nghiên cứu Cao học (École Pratique des Hautes Études - EPHE, Đại học Sorbonne, Paris), cùng đứng đầu Trung tâm Lịch sử và Văn minh khu vực bán đảo Đông Dương tại đây.


Ông hồi hưu năm 2005 với danh hiệu Giáo sư danh dự (professeur émérite). Ông có chân trong ban biên tập các tạp chí học thuật như Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Bulletin de l'Ecole Française d'Extrême-Orient, Journal Asiatique, Journal of International and Area Studies, Moussons.

Các bài viết liên quan:

► Cùng Đọc Sách Với Chủ Đề Lịch Sử Để Kỷ Niệm 73 Năm Quốc Khánh 2/9
► Những Cuốn Sách Hay Nhất Về Lịch Sử Việt Nam Và Thế Giới Qua Các Thời Kỳ

Nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger