Mưu Lược Tào Tháo (Bìa Cứng)
Mưu Lược Tào Tháo (Bìa Cứng) nằm trong bộ 3 cuốn mưu lược trung hoa gồm có mưu lược quỷ cốc tử, mưu lược gia cát lượng và mưu lược tào tháo
Quyển 3: Mưu lược Tào Tháo do Ngô Trần Trung Nghĩa dịch và Biên soạn
Tào Tháo (155 - 220) là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ lừng danh cuối thời Đông Hán. Trên vũ đài lịch sử, Tào Tháo là một nhân vật gây ra nhiều tranh cãi, không ít người ca ngợi ông, nhưng cũng vô số người công kích ông thậm tệ.
Tuy nhiên, tài năng của Tào Tháo thì không ai có thể phủ nhận!
Như Lỗ Tấn (1881 - 1936) đánh giá:
"Tào Tháo là người rất có bản lĩnh, chí ít là một anh hùng".
Mao Trạch Đông (1893 - 1976) thậm chí còn muốn phản án cho Tào Tháo:
"Tam quốc diễn nghĩa miêu tả Tào Tháo là gian thân, nhưng Tam quốc chí thì kể về Tào Tháo như một nhân vật chính diện trong lịch sử, còn nói Tào Tháo là “con người phi thường”, là “anh kiệt siêu thể” xuất hiện trong thời kỳ thiên hạ đại loạn. Nhưng do Tam quốc diễn nghĩa vừa gần gũi vừa sinh động, nhiều người xem, hơn nữa hý kịch xưa khi diễn kịch tam quốc hầu hết đều lấy Tam quốc diễn nghĩa làm lam bản, do đó Tào Tháo trên sân Tam Giới xưa luôn là một gian hùng mặt trăng. Điều này thì tại thắng Quốc, cả phụ nữ lẫn trẻ con đều biết. Bây giờ chúng ta cần phản án cho Tào Tháo, vì đảng ta là đảng truyền bá chân lý, phàm là phán án sai, án oan, mười năm, hai mươi năm sau cần phải lật lại, mà một ngàn năm, hai ngàn năm sau cũng phải lật lại".
Nhìn lại cuộc đời Tào Tháo, ông trấn áp quân Hoàng Cân, bắt được Lữ Bố, tiêu diệt Viên Thuật, đánh bại Viên Thiệu, tiến lên Tái Bắc, thẳng tới Liêu Đông, tung hoành thiên hạ, có thể nói là một cuộc đời hết sức hào hùng, lập nên những chiến tích ít ai sánh kịp.
Về phương diện quân sự, Tào Tháo đích thân chỉ huy hơn ba mươi chiến dịch, phần lớn đều giành chiến thắng. Ông còn là người đầu tiên chú thích Tôn Tử binh pháp, để lại những lý luận quân sự rất giá trị.
Về phương diện chính trị, Tào Tháo là người đặt nền móng cho nhà Tào Ngụy tồn tại hơn bốn mươi năm, tạo tiền đề vững chắc để con mình là Tào Phi xưng đế và thay đổi triều đại, được truy tôn là Thái Tổ Vũ hoàng đế.
Về phương diện văn học, Tào Tháo là đại diện tiêu biểu của nền văn học Kiến An, với những vần thơ đầy khí phách hùng vĩ, đạt được thành tựu đỉnh cao.
Về phương diện dùng người, Tào Tháo chỉ coi trọng năng lực, không quan tâm đến xuất thân, tính cách, là địch hay là bạn, chỉ cần có tài là được ông giao phó cho trọng trách. Đó là cách dùng người mà rất nhiều nhân vật lịch sử đời sau đã noi theo.
Gạt đi những luận bàn về công và tội, ở hầu hết mọi phương diện, Tào Tháo luôn khiến hậu nhân phải bội phục, bất luận là bên ủng hộ hay là bên phản đối ông. Mưu lược của Tào Tháo trong các lĩnh vực từ xử thế, dùng người, tham chính đến trị quân thật sự là tài sản tinh thần vô giá để hậu nhân học hỏi và ứng dụng vào cuộc sống hiện tại.
Vậy thì ngay bây giờ, chúng ta còn đợi gì mà chưa bước chân vào thế giới trí tuệ của Tào Tháo, biển trí tuệ của người xưa thành trí tuệ của chính chúng ta?