Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Kinh Ưu Bà Tắc Giới

Kinh Ưu Bà Tắc Giới - Từ Phẩm một đến Phẩm mười bốn, Từ Phẩm mười lăm đến Phấm hai mươi tám
180.000đ 160.000đ

Tiết kiệm: 20.000đ (11%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Kinh Ưu Bà Tắc Giới
160.000đ 180.000đ Tiết kiệm: 20.000đ (11%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Kinh Ưu Bà Tắc Giới

 

(Trích LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH - Tập 82- Bộ Luật 12- Kinh số 1488)

PHẨM BA: TÂM BI

Thiện Sinh bạch Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn! Lục sư ngoại đạo không nói nhân quả, nay Đức Như Lai nói nhân quả có hai loại:
1. Sanh nhân.
2. Liễu nhân.
Vậy như lời Ngài vừa nói, thì phát tâm Bồ đề thuộc về sanh nhân hay liễu nhân?

Đức Phật dạy :
- Này thiện nam! Như Lai vì chúng sanh nên có thể nói một nhân, hai nhân, ba nhân, bốn nhân, năm nhân, sáu nhân, bảy nhân hoặc đến mười hai nhân. Nói một nhân tức là sanh nhân. Nói hai nhân tức là sanh nhân và liễu nhân. Nói ba nhân tức là phiền não, nghiệp, khí. Nói bốn nhân tức là bốn Đại. Năm nhân tức là năm chi ở vị lai. Nói sáu nhân tức như trong Khế Kinh nói về sáu nhân. Nói bảy nhân tức như trong Kinh Pháp Hoa nói. Nói tám nhân tức là tám chi trong hiện tại. Nói chín nhân tức như trong Kinh Đại Thành đã nói. Nói mười nhân tức như Ưu Bà Tắc Ma Nam nói. Nói mười một nhân tức như Kinh Trí Ấn nói. Mười hai nhân tức như mười hai nhân duyên.
Này thiện nam! Tất cả các pháp hữu lậu có vô lượng vô biên nhân, tất cả các pháp vô lậu cũng có vô lượng vô biên nhân. Người trí muốn biết tất cả các nhân nên phát tâm Bồ đề. Vì vậy, Đức Như Lai được gọi là Nhất thiết trí.
Này thiện nam! Tất cả chúng sanh phát tâm Bồ đề, hoặc có sanh nhân, hoặc có liễu nhân, hoặc có cả sanh nhân, liễu nhân. Nay ông nên biết, hễ sanh nhân tức là Đại Bi, nhân là Bi nên mới có thể phát tâm Bồ đề, cho nên tâm Bi là sanh nhân.
Thiện Sanh thưa : Bạch Đức Thế Tôn! Làm sao tu tâm Bi?

Đức Phật dạy:
- Này thiện nam! Người trí thấy rõ tất cả chúng sanh bị chìm đắm trong biển khổ não sanh tử, vì muốn cứu độ họ nên phát khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh chưa có mười lực, bốn điều không sợ hãi và ba niệm Đại Bi: Ta phải làm thế nào để chúng sanh được đầy đủ, do vậy khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh tuy có nhiều oán độc nhưng cứ tưởng là người thân, vì vây khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh mê mờ đường chánh, không có người chỉ đường, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh nằm trên vũng bùn năm dục, không thể ra khỏi, mà còn buông lung, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh thường bị tài vật, vợ con ràng buộc, không thể xa lìa, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sinh do được xinh đẹp, sống lâu mà khởi tâm kiêu mạn, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh bị bạn ác dối gạt, mà tưởng là quyến thuộc như Lục sư, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh trong ba cõi chịu mọi khổ não mà còn tham vướng, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh tạo ra nghiệp ác do thân, khẩu, ý mà chịu nhiều quả khổ, nhưng vẫn vui thích, say đắm nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh ưa thích năm dục như người khát uống nước muối, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh dù muốn được an lạc mà không tạo nhân an vui, tuy không thích khổ mà tạo nhân khổ, muốn hưởng cảnh vui cõi trời mà thiếu giới hạnh, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh đối với không ngã, không ngã sở, mà cứ tưởng có ngã và ngã sở, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh không có tánh cố định, lưu chuyển trong năm đường, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh sợ sanh, già, bệnh, chết, mà lại tạo nghiệp sanh, già, bệnh chết, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh thân tâm chịu nhiều khổ não, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh đau khổ khi tình ái bị chia ly, mà không đoạn trừ được ái ân, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh ở trong vô minh tối tăm, mà không biết đốt lên ngọn đèn trí tuệ, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt mà không chịu cầu nước mát thiền định Tam muội, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh do vui năm dục mà tạo vô lượng tội ác, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh biết năm dục là khổ mà cứ mong cầu, không có chấm dứt, thí như người đói ăn phải cơm độc, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh ở trong đời xấu ác, gặp vua bạo ngược, chịu nhiều khổ não mà vẫn phóng dật, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh lưu chuyển trong tám cảnh khổ mà không đoạn trừ cái nhân khổ, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh, đói khát, nóng lạnh, không được tự tại, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh hủy phạm giới cấm sẽ thọ cảnh khổ ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh , nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh sắc lực, thọ mạng, yên ổn và biện tài mà không được tự tại, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh các căn không đầy đủ, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh sanh ở biên địa, không tu pháp thiện, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh sanh nhằm đời đói khát, thân thể gầy ốm, trộm cướp lẫn nhau, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh sanh trong xứ đao binh, giết hại lẫn nhau, lòng độc ác càng tăng trưởng, phải chịu vô lượng quả báo khổ, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh gặp Phật ra đời, nghe Phật nói Pháp thanh tịnh như vị cam lồ mà không thọ trì, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh tin theo thầy tà, bạn ác; không vâng lời dạy bảo của thiện tri thức, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh có nhiều tài vậy mà không biết bố thí, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh, canh tác ruộng vườn, giao dịch buôn bán, tất cả đều là khổ, nên khởi tâm bi. Lại thấy chúng sanh, cha mẹ, anh em, vợ con, tôi tớ, quyến thuộc, không thương mến nhau, nên khởi tâm bi.
Này thiện nam! Người trí nên quán sát cõi trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ có cảnh an vui thiền định, cũng như sự khổ trong địa ngục, mà tất cả chúng sanh đều phải lãnh chịu, nên khởi tâm bi.
Này thiện nam! Lúc chưa chứng đắc đạo quả mà quán sát như vậy, gọi là Bi, nếu chứng đắc đạo quả rồi, gọi là Đại bi. Vì sao? Vì lúc chưa chứng đắc đạo quả, dù quán như vậy, nhưng sự quán sát ấy có giới hạn, cho nên chúng sanh cũng là như vậy; còn khi đã chứng đắc đạo quả rồi thì sự quán sát và chúng sanh không có giới hạn, cho nên gọi là đại bi. Lúc chưa chứng đạo quả thì tâm bi còn động chuyển, nên gọi là bi; còn khi đã chừng đắc đạo quả rồi thì tâm bi không còn dao động, nên gọi là đại bi. Lúc chưa chứng đạo quả chưa có thể độ các chúng sinh, nên gọi là bi; khi chứng đắc đạo quả rồi có thể cứu độ rộng khắp chúng sanh, nên gọi là đại bi. Lúc chưa chứng đắc đạo quả trí tuệ chưa phát sinh, nên gọi là bi; khi đã chứng đắc đạo quả rồi trí tuệ phát khởi, nên gọi là đại bi.
Này thiện nam! Người trí tu hành bi, tuy chưa thể đoạn trừ khổ não của chúng sanh nhưng đã có vô lượng lợi ích.
Này thiện nam! Sáu pháp Ba la mật đều lấy tâm bi làm sanh nhân.
Này thiện nam! Bồ tát có hai hạng: xuất gia, tại gia. Bồ tát xuất gia tu tập tâm bi không khó, ngược lại Bồ tát tại gia tu tập tâm bi mới thật là khó. Vì sao? Vì Bồ tát tại gia có nhiều nhân duyên xấu ác ràng buộc.
Này thiện nam! Người tại gia nếu không tu tập tâm bi, thì không thể đắc giới Ưu Bà Tắc. Nếu tu tâm bi rồi sẽ được đắc giới.
Này thiện nam! Người xuất gia chỉ có thể thực hành đầy đủ năm pháp Ba la mật, không thể thực hành đầy đủ Bố thí Ba la mật; còn người tại gia thì hành đầy đủ cả sáu pháp Ba la mật. Vì sao? Vì trong mọi thời gian đều có thể bố thí được hết tất cả, nên người tại gia trước nên tu tâm bi. Nếu tu tâm bi rồi thì nên biết người này sẽ có đầy đủ trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Nếu tu tâm bi thì việc khó bố thí có thể bố thí, việc khó nhẫn nhục có thể nhẫn nhục, việc khó làm có thể làm. Vì ý nghĩa này nên trong tất cả pháp lành, Bi là cội gốc.
Này thiện nam! Nếu người nào có thể tu tâm bi như vậy thì nên biết người đó có thể phá trừ nghiệp ác lớn như núi Tu di, chẳng bao lâu sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng; người này tuy tạo nghiệp lành ít nhưng hưởng được phước báo to lớn như núi Tu di.


 

Nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!
 

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét