Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (Bìa Da)

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (Bìa Da)

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (Bìa Da) - Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật này là “mẹ của chư Phật”, là “đường lớn của Bồ-tát”, là “mắt sáng cho người tu hành, soi đường cho người tà kiến, cứu hộ người mất căn lành bị đọa trong ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đọa trong tâm tham lam, sân hận, si mê” và đã “mở cửa Bồ đề vô thượng” bằng con đường sám hối diệt tội.
100.000đ 95.000đ

Tiết kiệm: 5.000đ (5%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (Bìa Da)
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (Bìa Da)
95.000đ 100.000đ Tiết kiệm: 5.000đ (5%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (Bìa Da)

LỜI NÓI ĐẦU

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật dạy rõ ràng: Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật này là “mẹ của chư Phật”, là “đường lớn của Bồ-tát”, là “mắt sáng cho người tu hành, soi đường cho người tà kiến, cứu hộ người mất căn lành bị đọa trong ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đọa trong tâm tham lam, sân hận, si mê” và đã “mở cửa Bồ đề vô thượng” bằng con đường sám hối diệt tội. Con đường ấy được thuyết giảng và chỉ dẫn qua ba quyển của bộ Kinh.

Quyển thượng : Ghi việc trong mười phương Phật có vô số cõi nước, mỗi một cõi nước có mười tỷ vị Bồ-tát cùng đến cõi Ta-bà tụ họp trên một vùng đất thanh tịnh gần rừng Sa-la để nghe đức Phật giảng về Tam thừa trước khi Ngài nhập Niết-bàn: “Lý chỉ một thừa, phân ra thành ba. Thanh văn thừa, Duyên giác thừa đều vào trong Đại thừa. Đại thừa đây chính là Phật thừa. Cho nên ba thừa chính là một thừa”. Ngài cũng giảng về 12 bộ Kinh, nêu rõ danh hiệu của chư Phật ba đời và các vị đại Bồ-tát mười phương, cùng tiếp nhận các lời phát nguyện hộ trì kinh này.

Quyển trung: Đức Phật giảng về bốn pháp lành, bốn pháp khiến sung mãn lực từ, bốn pháp tự hành sáu Ba –la-mật, bốn pháp hay xả thiền định hiện sanh cõi Dục, bốn pháp ở trong Phật Pháp được không thối chuyển, bốn pháp không đoạn tính Phật. Tiếp đó, Phật thọ ký và phó chúc kinh này cho Bồ-tát Hư Không Tạng, đồng thời giảng về “lý không của pháp tướng”, về năm thứ Pháp thân, trong đó có Hư không pháp thân: “Sao gọi là Hư không pháp thân? Hư không vô biên, Pháp thân cũng vô biên. Hư không không thể đo lường. Pháp thân cũng không thể đo lường. Thân Như Lai như hư không vô tận, vì độ chúng sanh nên ứng hiện năm thứ Pháp thân. Nên biết Như Lai vô sanh, vô diệt, các pháp cũng vậy, vì cứu độ chúng sanh nên chư Phật diệu ứng hóa pháp phương tiện”.

Quyển hạ: Phật chỉ rõ “nếu hay giải bày sám hối, không che giấu tội lỗi” mới là chân Bồ-tát và kinh này: “Có lợi ích lớn cho vô lượng chúng sanh, diệt tội thành Phật”. Ngài cũng giảng về lợi ích của việc lễ lạy mười phương ba đời chư Phật, về ý nghĩa của Tam Bảo nhất tướng, về quả báo ở địa ngục A tỳ và pháp sám hối diệt tội trang nghiêm thành Phật.

Qua ba quyển của bộ Kinh, chúng tôi mạo muội và tự tâm chân thành nêu ra đây bốn điều cảm nhận như sau:

1. Khi chưa gặp Phật và khi chưa nghe được lời Phật dạy thì mỗi người chúng ta lúc nào cũng vẫn sống trong ánh quang minh tịch chiếu của chư Phật. Và chư Phật không ngừng “nói” về đạo bằng “ngôn ngữ im lặng” để lay tỉnh chúng ta, vì thế dầu lúc các Ngài trải tọa cụ ngồi yên chưa mở miệng nói câu nào cũng đã nghe tán thán: “Hy hữu Thế tôn!”. Các ngài nói gì ? Bổn kinh ghi rõ về “Như Lai thường”. Lại cũng nhắc nhở: khi chưa gặp Phật, khi chưa nghe danh hiệu Phật, thì tánh Phật nơi mỗi mỗi chúng sanh vẫn đã sẵn có. Song, do tội chướng nhiều đời chồng chất, nên chúng sanh bị che khuất không tự nhận ra điều ấy, đánh mất bản tâm, lăn lộn trong vòng giả tưởng để vẫn nghĩ thân này là thực, máu này là đỏ, cơm này là trắng, trời này là xanh.

2. Khi gặp được Phật, lại mang thân tâm bệnh hoạn kia để phiền não, băn khoăn, như lời A-nan bạch Phật: “ Nay ở nơi đây, không suối chảy, không rừng cây, cũng không thành ấp, xóm làng, dân cư. Hôm nay Như Lai dừng nghỉ nơi đây thuyết pháp, vô lượng hội chúng từ xa đi đến, đói khát, mỏi mệt, tánh mạng chẳng yên, có ăn có mạng, có mạng có thân, có thân có đạo, không ăn không mạng, không mạng không thân, không thân không đạo. Nay ở nơi đây, có các việc không thích hợp như vậy, cớ sao Như Lai chọn nơi đây thuyết pháp?”. Bản Kinh đã nêu lời của ngài Đại trí Xá Lợi Phất nương trí lực của Phật bảo A-nan rằng: “Trước nên vì pháp, chớ nghĩ việc khác”. Phật dạy: “Thật như lời Xá Lợi Phất nói” và ngài liền nhập Tam muội, dùng lực oai thần khiến “từ đất mọc lên một bông hoa bằng vàng cao 7.800.000km, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới(...) Lúc ấy nhờ thần lực Phật khiến cõi này và cõi khác như nhau không có sai biệt”.

3. Dầu Phật hiện thần lực như thế, phóng ánh quang trùm khắp mười phương nhằm độ khổ não cho tất cả chúng sanh và dầu vô lượng Bồ-tát, các vua trời Đại Phạm, trời Đao Lợi, trời Tứ Đại Thiên Vương, Kim Cang Mật Tích... thường trực bảo hộ, khuyến phát, nhưng nếu chúng sanh nào không kính tin, tiếp nhận, thì chúng sanh đó sẽ cũng vẫn vô phương và vẫn phải bị tiếp tục chuyển lưu lăn lộn không ngừng trong ba cõi. Ngược lại, dầu là súc sinh như 10.000 con cá quằn quại trong một ao lớn đã cạn nước, sắp bỏ thân mạng, được Đại sĩ Lưu Thủy xưng niệm ba lần danh hiệu Đức Phật Bảo Thắng cho nghe- nghe xong vạn con cá kia liền bỏ mạng, sanh lên cõi trời Đao Lợi. Còn làm người như chúng ta tại sao hàng hàng lớp lớp phải quanh quẩn hoài trong ba đường ác dầu đã niệm, hoặc đã nghe không phải một lần như loài cá kia, mà không biết bao nhiêu lần, bao nhiêu danh hiệu Phật? Kinh chỉ rõ đó là do căn bệnh đọc chữ nghĩa bên ngoài chứ “không tự tin nhận”. Người tự tin nhận là “người rõ tâm chút phần- an trú tính thanh tịnh- đang ở trong pháp Ta – kinh hành làm việc Phật”.

4. Từ các điều trên, phải biết sám hối diệt tội là “sám” về quãng đường lầm lạc “chạy ra ngoài” từ vô lượng kiếp của mình và “hối” từ nay về sau không dám quên “tính Phật” nơi mình. Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật được xếp vào tập thứ 85 của Đại Chánh Tạng và đã được dịch sang tiếng Việt bởi hòa thượng Thích Trung Quán, được tái bản lần thứ 6 vào quý II năm 2013. Nay, nhân Đại Giới Đàn được mở tại Đại Tòng Lâm (Bà Rịa-Vũng Tàu) vào Phật lịch 2557, nhằm quý IV-2013, chúng tôi trân trọng giới thiệu bản dịch của Sa môn Thích Giác Phổ, với hiệu đính của Sa môn Thích Nguyên Thiện, theo tiêu chí chuyển ngữ cập nhật hóa mục đích để quý Phật tử ngày nay dễ tiếp nhận kinh văn mang lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước.

Tột lòng thành kính cảm bội ân Đức Phật vô cùng. Con khát ngưỡng Đức Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh, Hiện tiền Chư Tôn Đức Tăng-Ni, Chư Thiện Tri Thức chứng minh gia hộ cho con và hết thảy sinh loại có thân không thân Đượm Nhuần Quang Minh Từ Đức Phật.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét