Kẻ Sát Nhân Lương Thiện

Kẻ Sát Nhân Lương Thiện

Kẻ Sát Nhân Lương Thiện - Đã được in lại hàng chục lần trên các báo, sách, được đưa vào nhiều công trình nghiên cứu văn học, tự điển, được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc; được giảng dạy trong rất nhiều trưởng đại học trong và ngoài nước.
Sách hot 98.000đ 73.500đ

Tiết kiệm: 24.500đ (25%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
73.500đ 98.000đ Tiết kiệm: 24.500đ (25%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Kẻ Sát Nhân Lương Thiện

"TUỔI 30 CỦA…
Kẻ Sát Nhân Lương Thiện. Suốt 30 năm nay, cái tên tên Lại Văn Long luông gắn với Kẻ Sát Nhân Lương Thiện – Tác phẩm được giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 1990 – 1991.

Anh từng “tắc tị” suốt 15 năm sau khi nhận giải thưởng danh giá này, mãi đến năm 2009 mới in được tiểu thuyết đầu tay “Thạch Đế” (NXB Văn học), đến năm 2012 mới thêm tập truyên ngắn “Thủy cơ” (NXB Quân đội nhân dân), hai đầu sách này đã giúp anh hưng phấn nên chỉ trong 7,8 năm tiếp theo, Lại Văn Long đã viết một lèo 10 tiểu thuyết và hơn 30 truyện ngắn đăng trên các báo. Một số tiểu thuyết, truyện ngắn của anh được chuyển thể làm phim, được chiếu trên nhiều kênh truyền hình, nhận được nhiều giải thưởng.

Riêng truyện ngắn Kẻ Sát Nhân Lương Thiện đã được in lại hàng chục lần trên các báo, sách, được đưa vào nhiều công trình nghiên cứu văn học, tự điển, được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc; được giảng dạy trong rất nhiều trưởng đại học trong và ngoài nước. Phim “Biệt thự pensseér” chuyển thể từ tác phẩm này cũng đã nhận được giải cánh Diều bạc năm 2015, Lại Văn Long mới ra tập truyện ngắn mang tên tác phẩm nổi tiếng này. Anh cho biết: “Đây là tập truyện ngắn thứ ba của tôi (Sau hai tập Thủy cơ 2012 và “Đường lên trời xa lắm” 2016). Tôi chọn tên Kẻ Sát Nhân Lương Thiện không phải vì “ăn mày dĩ vãng”. Đã 30 năm rồi, tác phẩm này vẫn được dư luận chú ý, nhất là sau các vụ tranh chấp nhà đất dẫn đến đổ máu – diễn biến như Kẻ Sát Nhân Lương Thiện đã cảnh báo. Hơn tháng trước, truyện này trong cuốn “Other Moons short stories of the American war and LtS aftermath” (Những vầng trăng khát – truyện ngắn Việt Nam về cuộc chiến tranh chống Mỹ và thời hậu chiến) được tờ The New York Time (Mỹ) giới thiệu. Dịch giả cuốn sách này là GS.TS Hà Mạnh Quân – Phó trưởng khoa Ngữ văn Anh đại học Montana (Hoa Kỳ) hi vọng tuyển tập này sẽ được giảng dạy ở bộ môn văn học về Chiến tranh tại nhiều trường đại học ở Mỹ…” Nghĩa là tác phẩm vẫn còn tính thời sự, vẫn được độc giả quan tâm,… Lại Văn Long cho biết thêm: “Trong tập truyện ngắn Kẻ Sát Nhân Lương Thiện còn có phần nối tiếp của truyện ngắn từng được giải nhất này, có tên “Lá bồ đề”. Đó là 22 năm sau, “hắn” (nhân vật chính) trở về từ trại giam và chứng kiến nhiều chuyện trớ trêu, khó ngờ của xã hội Việt Nam thời mở cửa, hội nhập. Tầng lớp “chủ nhân mới” hống hách, kênh kiệu, xa hoa làm “hắn” muốn “đấu tranh giai cấp” một lần nữa. Nhưng nghĩ đến những tháng ngày chịu án chung thân, hắn “lạnh gáy”. Cuối cùng hắn hướng vào cửa từ bi, ép lá bồ đề vào hai tay từng giết người để “đòi công bằng”. Lòng vị tha nhân ái của Đức Phật đã làm hắn “mát cả dạ lẫn tâm”…

Hai lý do đó khiến Lại Văn Long đặt tên Kẻ Sát Nhân Lương Thiện cho tập truyện này

Ngoài ra, còn 12 truyện ngắn được Long sáng tác trong ba năm gần đây. Một số truyện được giải thưởng, như: “Giải độc đắc”, “Kính thiên văn” hoặc vào top 10 truyện ngắn hay của báo Văn Nghệ 2017, như: “ Thổn thức gió Cao nguyên”. Một số truyện khác từng đăng trên các báo. Mỗi truyện là một bức tranh sống động ẩn chứa các quan điểm của tác giả về tình yêu, danh vọng, đạo lý, Qua ngôn ngữ đối thoại và hình tượng nhân vật, mỗi truyện ngắn tập trung vào một “mệnh đề” gây bất ngờ cho người đọc, như: truyện “Lộc tình” có cô hoa hậu ước mơ được…xấu xí; truyện “Ăn để sống – Sống để ăn” có ông chủ ngân hàng “cố gắng phấn đấu” để trở về với cuộc sống nghèo khổ; truyện “Cá vàng” lại bênh vực rất hợp lý cho…ngoại tình, nhờ hành động bị coi là “xấu xa” đó mà hàng trăm người được giải cứu khỏi thất nghiệp. Truyện “Tội nghiệp thằng Mõ” là tiếng cười chua xót về một ngôi làng “lúc nhúc” quan lại, cường hào. Và “nghề mõ” (Thủy tổ của nghề báo) phải chịu rất nhiều “cực hình” trong việc thông tin cho cộng đồng. Truyên “Hai bóng ma” kể về đám quan tham, ninh thần dùng nhiều thủ đoạn đê tiện để được thăng quan tiến chức, mua danh. Truyện Thứ trưởng sa cơ là hoàn cảnh trớ trêu của một nhân vật quyền cao chức trọng bị “hốt” vào trung tâm bảo trợ người vô gia cư (Do chính ông ta lập ra). Ông rơi vào thảm cảnh này bởi sự quan liêu của “Đệ tử ruột” do chính ông bổ nhiệm. Truyện Anh Ba vàng kể lại hành trình “vượt biên ngược” của những người một thời “cực đoan”, từ hải ngoại trở về quê hương, …

Những truyện ngắn này và những tiểu thuyết đã xuất bản, như: Thạch Đế, Đứa con thời hậu chiến, Người khổng lồ đội mồ kể chuyện, Mật danh Đ9, Oán thù trớ trêu, Gia tộc tướng cướp,…cho thấy Lại Văn Long đang viết rất khỏe, rất cảm hứng. Sáng tác của anh chia thành hai tuyến rất khác biệt, là “hình sự” và “dân sự”. Ở thể loại nào Lại Văn Long cũng có nhiều giải thưởng văn học. Với nghề báo anh cũng từng được hơn 20 giải thưởng, nhiều lần được nhất, nhì giải báo chí TP.HCM, báo chí Quốc gia. Anh cũng từng được thỉnh giảng các môn triết học, nghiệp vụ báo chí ở một số trường đại học, Đây là con người cần cù, say mê công việc tìm tòi, sáng tác."
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét