Hoa Gạo Đáy Hồ

Hoa Gạo Đáy Hồ

Hoa Gạo Đáy Hồ - Một buổi chiều cuối mùa xuân, nắng vừa tàn nhưng phía tây không có hoàng hôn, ở cái bến hoang cuối quãng đồng hun hút gió xuất hiện một con đò dọc....
89.000đ 71.200đ

Tiết kiệm: 17.800đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

 Hoa Gạo Đáy Hồ
Hoa Gạo Đáy Hồ
71.200đ 89.000đ Tiết kiệm: 17.800đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

 Hoa Gạo Đáy Hồ

 

Một cõi nhân gian chứa chan nhân hậu tình người

(Thay lời giới thiệu)

Có thể coi Nguyễn Hải Yến là hiện tượng của văn đàn vài năm qua. “Quán thủy thần” mới là tập sách thứ hai và là tập truyện ngắn đầu tay của chị (cuốn trước, “Manh mai khói rạ” là tập tản văn mới chỉ hay ở cái tên). Vậy mà “Quán thủy thần” được trao ngay Giải thưởng năm 2019 của Hội Nhà văn Việt Nam và tác giả được mời vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chị là một trong không nhiều nhà văn vừa nhận Giải thưởng vừa nhận thẻ hội viên cùng lúc!

Hiện tượng, vì trong cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm 2018 – 2020,  Nguyễn Hải Yến đã gửi độ mười truyện, đã in 7 và chia làm ba chùm. 1: Cửa sông thiên đường, Đò chờ, Mưa về trên sông; 2: Hoa gạo đáy hồ, Bên đường có cái đầm nước và 3: Đường về, Bồ kết về đồng. Mỗi chùm đều nhận được nhiều ý kiến khen, lời khen truyền nhau đến tai nhà thơ Hữu Thỉnh, ông liền gọi bảo mang cho ông các số Tạp chí có in truyện của Nguyễn Hải Yến.

Đã hơn hai lần ông Chủ tịch Hội nói trong giao ban: “Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm là một địa chỉ của truyện ngắn.” Chúng tôi nghe cũng mát lòng.

Cho đến nay, sau khi nhận Giải thưởng năm 2019 của Hội Nhà văn Việt Nam, cô giáo trường làng đã nổi tiếng. Nhưng vào năm 2018, chị còn run run hồi hộp khi nghe BTV gọi điện trao đổi về bài vở. (Yến nói vậy, có thể quá lên để đẹp lòng người đối thoại, nhưng nó cũng ít nhiều chứng tỏ chị còn coi văn chương là thiêng vậy!). Tôi nhớ tôi đã nói về một truyện ngắn không thể in của chị, tuy nó hay, nó là một chỉnh thể nghệ thuật, nhưng cái xe được trang trí đẹp và lộng lẫy một cách tinh tế để đi đón dâu mà hoặc cô dâu không xứng với nó về tính nết nhan sắc hoặc cô dâu không chịu lên xe hoa. Hình như tôi có nói rằng truyện dự thi của Nguyễn Trí cũng rưa rứa. Có lẽ tôi không nên nói như thế nhưng may mắn là, Nguyễn Hải Yến là một bàn phím bản lĩnh. Cái chị viết vượt lên, mỗi chùm đều có truyện hay, nhất là về tư tưởng nghệ thuật. Như truyện Đò chờ, viết về tình yêu của hai người khác chiến tuyến (cái này không mới) nhưng tình huống truyện thì mới và thật, nó là tiên đề cho tinh thần hòa giải và hòa hợp thời hậu chiến. Cái không gian đầy ắp sương mù mà con đò cắm sào chờ, tạo cảm giác nó chờ mấy mươi năm, khắc khoải đến mấy thế hệ. Truyện khiến ta nhớ đến Nhân gian một cõi(trong tập Quán thủy thần) cũng hóa giải tài tình thời hậu cải cách ruộng đất, hóa giải tuy phải đến thế hệ sau nhưng cứ tự nhiên như không mà hết sức thuyết phục. Đọc xong tập này, hẳn bạn sẽ nhất trí với tôi, rằng Nguyễn Hải Yến sớm có tư tưởng nghệ thuật; như thể chị được “bố trí” làm cái việc người sống với người trong “một cõi nhân gian” sao cho tình nghĩa, cho thật ra Người!

Hiện tượng, còn bởi mới viết mà Nguyễn Hải Yến đã sớm có cho riêng mình một thế giới nghệ thuật. Nhưng tôi viết về thế giới nghệ thuật và thi pháp ma với người của Nguyễn Hải Yến khó hay bằng đồng hương của chị, nhà văn Đặng Văn Sinh. Đây là lời của ông: “Thời gian trong Hoa gạo đáy hồlà phi tuyến tính, vận động theo chu trình diễn biến tâm lý hay hoàn cảnh nhân vật. Nó là một đại lượng ảo luôn biến động tùy thuộc vào cái thế giới được miêu tả. Chính vì thế, người đọc không thể biết mối tình về người kỹ sư xây dựng hy sinh trong vụ máy bay Mỹ thả bom xuống công trình thủy điện và chị Mai, người con gái ướp trà sương hương bưởi, với nhân vật người kể chuyện cũng gặp chính người đàn ông này trở về ngôi nhà cũ của mình cạnh đê La Thành uống trà xuân bằng bộ ấm chén tử sa có lai lịch lạ kỳ. Chưa hết, câu chuyện còn được dẫn dắt đến mối tình đầy chất huyền thoại của anh lính Điện Biên với người con gái nghèo. Đôi vợ chồng ngâu này mỗi năm chỉ gặp nhau một lần vào ngày hội làng. Phải đọc kỹ ta mới vỡ lẽ, người chồng ấy chỉ là một hồn ma, tử trận nơi sa trường, nói rằng ở cùng đồng đội quen rồi, nhưng thực ra, nơi cư ngụ mấy chục năm của ông là một nghĩa trang liệt sĩ.” Và đây nữa, Đặng Văn Sinh nói về truyện Quán thủy thần: “Nếu chỉ lướt qua, ta chẳng thể nhận ra, ngôi quán kỳ lạ ấy, ban ngày bán hàng cho người dương gian nhưng ban đêm lại bán rượu chịu cho những hồn ma”.

Đọc đến đây hẳn có bạn sẽ nảy ra nghi vấn: Liệu nó có được nói quá lên không? Thế giới nghệ thuật ấy, ở đâu? Ở nông thôn? Thì Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Thị Ngọc Tú và Nguyễn Ngọc Tư đã là những bậc thầy về nông thôn đấy chứ! Nó là ma sống với người? Ồ hàng mấy trăm năm trước Nguyễn Dữ đã viết nát ra. Vâng, nhưng cái mới ở bàn phím này là các chi tiết và chuyện của người và ngôn ngữ nông thôn đúng là chân quê mà không thô thiển, tinh tế chứ không ra vẻ nhà quê; cũng không đô thị hóa, văn chương hóa. Còn ma ở đây là anh linh, hương hồn người, họ không trục lợi hay phá bĩnh thế gian như ở Nguyễn Dữ, hay như trong tâm thức chung là nhát ma, sợ ma mà thân thiện sống với người, như thể, nếu còn ở thế gian, họ cư xử với nhau, với người trong họ ngoài làng vẫn thân thiện thế. Họ chỉ tiếp tục khát vọng sống còn dở dang do bị chết, họ như cùng người sống tạo nên một không gian sống chứa chan nhân hậu tình người. Giời phú cho bàn phím này cái tự nhiên, ma nói người nói không dẫn giải lôi thôi, để rồi sau một hồi, không nhớ ai là ma ai là người nữa. Tài!

Vâng, nói về thi pháp, về thế giới nghệ thuật một hồi thì lại gặp nhân hậu tình người – cái nền tảng tư tưởng nghệ thuật của tác giả, cái chất kết dính con người với con người, con người với thế giới bên kia, ở Âu, Á hay Phi, Mỹ cũng vẫn là ở trong nhân gian một cõi. Xin chúc mừng chị và vì may mắn là người được đọc trước bản thảo, xin trân trọng mấy lời cùng bạn đọc.

Hà Nội, 10.4.2020

VĂN CHINH

Trích đoạn:

Bên đường có cái đầm nước

Cái đầm ấy rộng chừng non nửa mẫu ta, ngày xưa nằm giữa đồng Vạn, trên bờ có một cây đa, tuổi dễ hơn ba chục, thân cành xum xuê che rợp con đường đất rợp những cỏ chỉ chừa lối đi lọt bàn chân dẫn vào cái vườn um xum chuối tiêu.

Theo truyền thống lịch sử bốn nghìn năm tập trung đặt tên về một mối của làng đầm ấy được gọi tên là Đầm Vạn.

Nhưng cây đa thì khác. Nó không phải là cây đa Đầm Vạn theo lẽ thông thường mà khắp xóm trên thôn dưới đều gọi là cây đa Lần Tới. Câu chuyện được kể bắt đầu cách đây ngót bốn chục năm…

Đò chờ

Một buổi chiều cuối mùa xuân, nắng vừa tàn nhưng phía tây không có hoàng hôn, ở cái bến hoang cuối quãng đồng hun hút gió xuất hiện một con đò dọc. người đàn ông ôm đứa con gái nhỏ lên bờ, ngồi lặng im bên cây cầu quán cũ mái ngói âm dương xô từng mảng, tường rêu xám dựa lung vào gốc duối cổ thụ đang mùa hoa.

Sương bắt đầu lan xuống dọc triền đê. Hòn đảo hình chiếc mui rùa lút đầu lau sậy trước mặt nhòa dần, chỉ còn đôi tiếng bìm bịp thoát ra khỏi cái màn xam xám đậu lên những xoáy nước ngầm cứ quẩn bên chân đảo. Đêm đang lên từ phía ấy…



Tác giả: Nguyễn Hải Yến

Nguyễn Hải Yến

Quê quán: Lam Sơn - Thanh Miện - Hải Dương

Hiện là giáo viên trường THCS Thị trấn Gia Lộc - Gia Lộc - Hải Dương

Viết văn từ 2016.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2019 với tập truyện ngắn “Quán Thủy Thần”.

Sở trường viết về nông thôn đồng bằng Bắc bộ với hai phong cách: Hiện thực và Hiện thực huyền ảo. Nếu không sắc sảo, dí dỏm, hài hước thì cũng đưa người đọc trở về với không gian trầm mặc màu cũ: màu thời gian, ký ức và màu của tình người.


 

Các bạn có thể tham khảo :

Nhà sách Newshop hân hanh mời bạn đọc!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét