Combo Tuyển Tập: Kim Lân + Ngô Tất Tố + Thạch Lam + Nguyễn Công Hoan + Nguyên Hồng (Bộ 5 Cuốn)

Combo Tuyển Tập: Kim Lân + Ngô Tất Tố + Thạch Lam + Nguyễn Công Hoan + Nguyên Hồng (Bộ 5 Cuốn)

Combo Tuyển Tập: Kim Lân + Ngô Tất Tố + Thạch Lam + Nguyễn Công Hoan + Nguyên Hồng - Tập hợp các tác phẩm hay nhất của các nhà văn.
667.000đ 533.600đ

Tiết kiệm: 133.400đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Tuyển Tập: Kim Lân + Ngô Tất Tố + Thạch Lam + Nguyễn Công Hoan + Nguyên Hồng (Bộ 5 Cuốn)
Combo Tuyển Tập: Kim Lân + Ngô Tất Tố + Thạch Lam + Nguyễn Công Hoan + Nguyên Hồng (Bộ 5 Cuốn)
533.600đ 667.000đ Tiết kiệm: 133.400đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Combo Tuyển Tập: Kim Lân + Ngô Tất Tố + Thạch Lam + Nguyễn Công Hoan + Nguyên Hồng (Bộ 5 Cuốn)

 

1. Tuyển Tập Nguyên Hồng

"...Dường như cái sức sống tự bên trong tâm hồn nhà văn, một cái gì say sưa, rạo rực, tha thiết, tin yêu đã in dấu lên mọi cảnh vật, mọi màu sắc. Nó làm cho những cảnh sắc đó sôi động hẳn lên, rung lên, vang lên mạnh mẽ, thu hút tình cảm người đọc, khiến cho người ta không thể dửng dưng lạnh nhạt trước một sự chân thành nồng nhiệt đến như thế..."

Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Nam Định. Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.

Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.

2.
Tuyển Tập Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình Nho học. Thân sinh ông là Nguyễn Đạo Khang làm huấn đạo, một ngạch quan nhỏ trong giáo giới. Song vì gia đình đông anh em, nên từ khi bốn tuổi ông đã được ông bác nuôi và cho ăn học. Ông bác cũng là người học thức khí khái, đã đỗ phó bảng và làm tri phủ. Ở với bác, bao nhiêu chuyện trong phố phủ, chuyện quan, chuyện lính tráng, nha lại, chuyện những người nông dân đến cửa quan bị bóp nặn, tất cả đọng lại trong trí nhớ ông. Được người gia đình dạy truyền khẩu ngay từ bé những phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, những văn thơ chống Pháp của những tác giả ẩn danh, và sau này khi bắt đầu đi học lớp dự bị, lớp sơ đẳng, ông đã thuộc từng đoạn sách như Việt Nam phong tục ký của Phạm Huy Hổ, Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính biên soạn. Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ... Ông được nuôi lòng yêu văn học, được bồi đắp chí khí yêu nước, phản kháng trước những áp bức bất công và con mắt nhìn của ông đã đầy tính trào lộng.

Khi bắt đầu cầm bút, ông không làm thơ mà đi thẳng vào văn xuôi. Theo ông nghĩ, văn xuôi cũng tức như lời ăn tiếng nói thường ngày. Ngay từ buổi đầu, ông tìm cách viết giản dị, sáng sủa, dễ hiểu. Do ham đọc văn thơ, ông đã có lối nhìn đời bằng tâm hồn thi sĩ. Tất cả đã tạo nên phong cách riêng của ông, cây bút hiện thực phê phán sắc sảo mang tính trữ tình.

Con đường văn của ông sau này bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng, tạo nên đặc điểm cây bút của ông. Ông là một trong những người đã đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đương ở buổi sơ khai của nền văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, mà mỗi tác giả đều phải tự tìm thấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam. Con đường độc đáo Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo mở đường đi thẳng tới một mình, viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người bình thường, bằng lối văn giản dị, sáng sủa như là hàng ngày ta nói chuyện với nhau, nhưng kết thúc hết sức không bình thường. Truyện của ông làm bật lên những chuỗi cười đến rơi nước mắt.

Để đánh giá sự nghiệp văn học đồ sộ cũng như công lao sáng tạo dũng cảm có tính mở đường của ông đối với nền văn xuôi hiện thực Việt Nam, Nhà nước truy tặng ông Huân chương Lao động hạng nhất.

Đến nay truyện của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Liên Xô, Bungari, Hungari, Anbani, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Cuba, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Quốc tế ngữ... Ba nước trên thế giới đã có công trình nghiên cứu về ông và tác phẩm của ông. Tên ông có trong Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, mục danh nhân thế giới, từ những năm 60 của thế kỷ XX.

Nguyễn Công Hoan, tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi, "một cây bút khai sơn phá thạch cho nền văn xuôi trào phúng Việt Nam" (Lưu Trọng Lư). Cây bút trào phúng có một trong nền văn xuôi Việt Nam chưa có người kế tục, "một nhà văn châm biếm có biệt tài nhưng lại mang tâm hồn thơ đôn hậu và trữ tình" (Thanh Tịnh). Trong dịp mừng ông sáu mươi tuổi, Tô Hoài viết: '...Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu "Tự Lực", thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng Tháng Tám..."

3.
Tuyển Tập Thạch Lam

"... Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát khỏi khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của những người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học..."

(Nhà văn Nguyễn Tuân)

Trong văn học Việt Nam trước cách mạng 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Những tác phẩm như:"Hai đứa trẻ", "Gió lạnh đầu mùa", "Nhà mẹ Lê", "Dưới bóng hoàng lan" hay "Hà Nội băm sáu phố phường"... đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong biết bao độc giả bởi "nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời"


Tuyển tập Thạch Lam xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Thạch Lam: Hà Nội băm sáu phố phường, Qùa Hà Nội, Trẻ con lấy vợ; Theo giòng; Hà Nội ban đêm; Những biển hàng; Người ta viết chữ Tây; Hai đứa trẻ; Dưới bóng hoàng lan; Nhà mẹ Lê; Gió lạnh đầu mùa; Sợi tóc; Hai lần chết...

4.
Tuyển Tập Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố sinh tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, nay là thôn Lộc Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội

Ông là một trong những nhà văn sáng lập trào lưu hiện thực trong nền văn học nước nhà trước năm 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Tập án cái đình…

Ngô Tất Tố đồng thời là nhà báo nổi tiếng với biệt tài viết tản văn và chính luận, là nhà văn hoá thành danh với các pho truyện lịch sử, khảo cứu triết học, dịch thuật, phê bình…

Với tổng số hơn 30 bút danh, trên hơn 30 tờ báo, tạp chí, suốt 30 năm cầm bút viết văn làm báo, Ngô Tất Tố đã để lại hơn 1500 tác phẩm các thể loại, trong đó có 1350 di tác...

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Đợt I (1996). 


Trên cả nước có 8 thành phố lớn có phố và đường phố mang tên Ngô Tất Tố.     

5. 
Tuyển Tập Kim Lân

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921 (28 tháng 6 Tân Dậu), tại xã Phù Lưu, huyện Từ Sơn (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Nhà nghèo, hồi nhỏ cậu bé Tài chỉ học đến lớp Nhất, rồi phải đi phụ việc cho các thợ đàn anh (sơn guốc, khắc tranh bình phong) để giúp gia đình kiếm sống.
 
Nhờ chịu khó quan sát và suy ngẫm, lại có dịp đi đến nhiều làng xã trong vùng, nên từ hồi còn ít tuổi, ông đã có vốn hiểu biết khá dày dặn về những phong tục tập quán và tinh hoa văn hóa dân gian trong cuộc sống ở vùng Kinh Bắc quê hương ông, chuẩn bị tốt để ông trở thành nhà văn sau này với những trang đặc sắc về phong tục nông thôn Việt Nam và cả trong những bước cách mạng chuyển mình.

Đầu những năm 40, trên các báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc Chủ nhật, ông đã có một số truyện được đăng với tên mới là Kim Lân trong lúc còn là anh thợ sơn guốc. Ở loạt truyện này, chủ yếu Kim Lân kể lại những cảnh đời cơ khổ và một số sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật). Giữa cuộc sống nhọc nhằn đầy bức xúc, những trang văn ấy giúp người đọc nhận biết: sau lũy tre xanh từ bao đời nay, người nông dân sống lam lũ, cần cù, hai sương một nắng, nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang xuân, vẫn tổ chức những trò vui, qua đó, thể hiện sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng, lành mạnh, yêu đời; những phong tục đất lề quê thói của người Phù Lưu - Chợ Giầu coi trọng lễ hội và nhân tình.

Kim Lân theo cách mạng từ năm 1944 trong Hội Văn hóa cứu quốc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông trở thành phóng viên các báo của lực lượng vũ trang cách mạng như Chi Lăng, Xông pha, Dân quân Việt Bắc; và từ năm 1948 làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này ông đã viết được truyện ngắn Làng, đánh dấu một bước chuyển của văn xuôi nước ta trên đường kháng chiến. Sau hòa bình lập lại (1954); ông lần lượt công tác ở các cơ quan văn nghệ, Nhà xuất bản Văn học, báo Văn nghệ, Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ, Hội Văn nghệ Hà Nội và Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Sau khi nghỉ hưu, ông sống thanh thản, hào phóng tại căn nhà nhỏ số 6 Hạ Hồi, vui tuổi già bên chim muông, cây cảnh, cổ vật, chiêm nghiệm sự đời và chứng kiến những thành tựu của lớp nhân tài mới - các con ông - nghệ sĩ Thành Chương, Nguyễn Thị Hiền...

Suốt cả một đời văn, Kim Lân chuyên viết truyện ngắn về làng quê Việt Nam - mảng sống từ lâu ông hiểu biết khá kỹ lưỡng. Sau này vẫn viết về nông thôn, ông đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nông dân trong cách mạng và kháng chiến; sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất; những hoạt động phục vụ cách mạng tuy thầm lặng, bình thường nhưng thật đáng quý trọng: ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi mà người lớn đọc cũng thích thú, say mê. Ngoài viết văn, ông tham gia đóng một số phim, chỉ ít phút xuất hiện, nhưng gây ấn tượng mạnh



 

Các bạn có thể tham khảo :

Nhà sách Newshop hân hanh mời bạn đọc!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét