Combo Sách Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân (Bộ 5 Cuốn)

Combo Sách Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân (Bộ 5 Cuốn)

Combo Sách Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân (Bộ 5 Cuốn) - Bộ sách tập hợp viết về tri thức nhân loại của người xưa. Cuốn sách mở ra cho bạn thấy những tấm lương về năng lực phán đoán, phân tích và năng lực phát minh sáng tạo phi phàm của các nhân vật thông minh giàu trí tuệ.
Sách hot 720.000đ 540.000đ

Tiết kiệm: 180.000đ (25%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Sách Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân (Bộ 5 Cuốn)
Combo Sách Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân (Bộ 5 Cuốn)
540.000đ 720.000đ Tiết kiệm: 180.000đ (25%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Sách Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân (Bộ 5 Cuốn)
 


1. 
Đàm Đạo Với Khổng Tử


Đàm Đạo Với Khổng Tử gồm những câu chuyện đối đáp giữa tác giả Hồ Văn Phi và Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ.

Ông được biết đến là người đầu tiên khai sáng Nho giáo, là một giảng sư, triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông. Cốt lõi của học thuyết Khổng Tử là những nguyên tắc đạo đức, đó là: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc… Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo”.

Đàm Đạo Với Khổng Tử không chỉ là những câu chuyện đối đáp thông thường về nhân tình thế thái, mà nó còn chứa đựng cả một phạm trù văn hóa truyền thống, giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển Nho giáo, hiểu hơn về giáo dục truyền thống của tự nhiên – xã hội – nhân sinh. Như một dòng suối của những triết lí sống mãi với thời gian – là cảm nhận của bất cứ ai khi từng đọc cuốn sách này.


2. Đàm Đạo Với Phật Đà

“Phật,
Người thấu hiểu,
Thấu hiểu chân lý;
Thấu hiểu thế giới tâm linh;
Thấu hiểu ý nghĩa sự sống;
Thấu hiểu người hài hòa với tự nhiên”.

Đàm Đạo Với Phật Đà là cuộc đối thoại giữa Lý Giác Minh và Lâm Thấm. Quan điểm: “Xem chuyện xưa sẽ biết chuyện nay, muốn nắm được chân lý, hẳn phải xem lại chuyện cũ” là một trong những quan điểm nổi bật của buổi đàm đạo với Phật Đà. Đặc biệt, đứng trước sự phát triển của xã hội ngày nay, sự hấp thụ của văn hóa ngoại lai và kết hợp với văn hóa truyền thống là quan điểm đáng được quan tâm trong buổi đàm đạo với Phật Đà.

Khi đọc Đàm Đạo Với Phật Đà, ta nhận thấy được một luồng tư tưởng thực tiễn và về sinh - tử đã được đốc kết thành những triết lí lâu đời: Con người, trời, đất, có sinh tất có tử. Làm gì có ai bất biến trường tồn. Ta từng nói ân ái là vô thường, lúc hợp lúc li, thân ngắn ngủi thì mệnh cũng chẳng lâu dài.

“Qua những thể nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, ta cảm nhận được sinh mệnh trên thế gian này vốn có năng lực thấu hết tỏ hết. Chỉ vì từ lúc sinh ra luôn bị mê hoặc trong khó khăn, lại sẵn tính cố chấp, nên đã bỏ mất nguồn trí huệ lớn lao của chính mình. Cứ nghĩ lại, ta thấy có lúc mình cũng bị ràng buộc bởi những lập luận nêu trên. Chúng sinh có nhiều thiên kiến, lại tối tăm, nếu đem Phật pháp cao siêu mà phổ biến ra thì phải chăng đó là việc làm vô bổ. Ta do dự, không muốn làm gì cả".

3. Đàm Đạo Với Lão Tử

Đàm Đạo Với Lão Tử tập hợp những câu đối đáp giữa học giả Lưu Ngôn và Lão Tử xung quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời quan tâm.

“Lão Tử được hậu thế suy tôn là người sáng lập Đạo giáo đồng thời là tác giả cuốn sách “Đạo đức kinh” - một cuốn sách triết học kinh điển có ảnh hưởng lớn tới triết học phương Đông thời bấy giờ”.

Thông qua những câu chuyện đối đáp giữa Lão Tử và Lưu Ngôn, thấy được rõ quan điểm về Đạo của Lão Tử, ông đưa ra vấn đề về lối sống của con người, từ cách đối nhân xử thế của người quân tử đến cách tự rèn giũa bản thân. Dẫu tất cả xuất phát từ việc hoà đồng với Đạo - một bản thể siêu nhiệm thì những bài học nhân sinh mà Lão Tử đề cập đến vẫn rất gần gũi và hữu ích cho mỗi cá nhân trong công cuộc hoàn thiện bản thân.

“Lúc trước ta luôn nghĩ tới một việc: vạn vật trong vũ trụ từ có, không cùng sinh, từ chính phản cùng tựa, luôn luôn có hai mặt, chúng luôn chuyển đổi, biến hóa thì con người làm sao nắm vững được chúng? Nhận thức được điểm này lại lược bỏ mất điểm khác; nắm được hiện tại thì bỏ mất quá khứ và tương lai. Nhận thức của con người cứ luẩn quẩn, không hiểu được đạo lớn; dù có nói nhiều đến chân lý thì cũng chỉ là những hiểu biết về một điểm nào đó mà thôi, phải chăng đó chính là cái khó hiểu của đạo tâm? Bây giờ thì đã có cách, tức là phải nắm được điểm giữa, điểm chính. Nắm được điểm chính của đạo mới tránh được phiến diện, lệch lạc, mới có thể thấu hiểu được vũ trụ bao la, huyền diệu”.


4. Trí Tuệ Của Người Xưa

Trí Tuệ Của Người Xưa là quyển sách tập hợp viết về tri thức nhân loại của người xưa. Cuốn sách mở ra cho bạn thấy những tấm lương về năng lực phán đoán, phân tích và năng lực phát minh sáng tạo phi phàm của các nhân vật thông minh giàu trí tuệ. Và bạn sẽ thấy “một cung điện tri thức huy hoàng tráng lệ, xây bằng những viên đá kim cương đầy ắp ánh hào quang, lỗng lẫy muôn màu. Tuy bạn nhìn thấy cánh cửa của cung điện ấy đang khóa chặt im ỉm, thế nhưng, bạn có thể cảm nhận được, trong tay bạn đã xuất hiện một chiếc chìa khóa vàng, óng ánh rực rỡ, bạn có thể bước vào trong đó được - nếu như bạn có thể lĩnh hội được phương pháp và kỹ xảo tư duy của các nhân vật thông minh, giàu trí tuệ đó”.


5. Cổ Học Tinh Hoa

"Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu!”

Cách mấy tháng, con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng rỡ. Ông lão nói: “Được ngựa thế mà hoạ cho tôi đấy biết đâu!”

Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Con què thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu!”

Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con ông lão, vì què không phải ra lính, mà cha con vẫn có nhau."

Với cách viết mộc mạc, giản dị và lời bình nhẹ nhàng sau mỗi câu chuyện, Cổ Học Tinh Hoa như là một cố gắng để chống đỡ cho giai đoạn 1900 - 1930 nhằm níu giữ tinh hoa đã làm nên hồn cốt của dân tộc Trung Quốc.

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét