Combo Sách Kahlil Gibran 3 (Bộ 4 Cuốn)

Combo Sách Kahlil Gibran 3 (Bộ 4 Cuốn)

Combo Sách Kahlil Gibran 3 (Bộ 4 Cuốn) - Thi sĩ, triết gia và họa sĩ Kahlil Gibran chào đời tại xứ Li-băng (Lebanon) giáp ranh miền Bắc của Israel...
174.000đ 139.200đ

Tiết kiệm: 34.800đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Sách Kahlil Gibran 3 (Bộ 4 Cuốn)
Combo Sách Kahlil Gibran 3 (Bộ 4 Cuốn)
139.200đ 174.000đ Tiết kiệm: 34.800đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Combo Sách Kahlil Gibran 3 (Bộ 4 Cuốn)

 

Thi sĩ, triết gia và họa sĩ Kahlil Gibran chào đời tại xứ Li-băng (Lebanon) giáp ranh miền Bắc của Israel. Mảnh đất nhìn ra Địa Trung Hải, với Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sát cạnh sườn, nên là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa lớn và sản sinh ra nhiều ngôn sứ nổi tiếng. Bản thân Kahlil Gibran cũng được đánh giá là một ngôn sứ của thời đại.

Kahlil Gibran đã được dịch khá nhiều ở Sài Gòn trước 1975. Một số tác phẩm được xuất bản gần đây như Giọt lệ và nụ cười, 2007, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Nguyễn Yến Anh dịch, tái bản bản in trước 1975), Ngọn lửa vĩnh cửu, 2009, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Đỗ Tư Nghĩa dịch) và Nhà tiên tri, 2010, Nxb Thời đại (Châu Diên dịch, tái bản bản in năm 1992), nhưng rải rác. Lần này, với bộ sách Kahlil Gibran, nhà nghiên cứu – dịch giả Nguyễn Ước đã dành thời gian hơn 2 năm để dịch và giới thiệu cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về con người – tác phẩm lừng danh: Kahlil Gibran.

1. 
Nhã Ca Tình Yêu

Nếu đưa cho Kahlil Gibran cây đàn, hẳn ta sẽ được nghe ông dạo ngay một khúc nhạc tình vì Gibran là kẻ sẵn sàng tuẩn đạo tình yêu: “Khi tình yêu vẫy gọi các bạn, hãy đi theo nó, dù lối nó đi trắc trở gập ghềnh.”

Trong bức thông điệp được Gibran, kẻ tự xem mình là thi sĩ sứ ngôn, chuyển giao cho loài người, Tình yêu là mực long lanh trên nét chữ, mang tâm hồn người đọc tới bên nhau, nâng tâm hồn đôi lứa lên trời cao. Và nếu trong cuộc sống này đôi kẻ yêu nhau nào chưa được hay chưa hưởng toàn vẹn “ân sủng tình yêu”, cả hai sẽ tái sinh và tái ngộ trong kiếp sống khác.

Mỗi con chữ trong tác phẩm 
Nhã Ca Tình Yêu là một linh vật vì Gibran thanh tẩy đôi môi mình với ngọn lửa thiêng để nói về Tình yêu trước đền thờ tâm hồn của mỗi tình nhân. Và tận cùng những lời những chữ ấy là niềm im lặng thẳm sâu với hơi thở mãi mãi mong manh và rạo rực.

"Tình yêu là con chim xinh đẹp, nó khẩn cầu bị bắt nhưng không chịu chấn thương

Tình yêu là rượu thiêng liêng được thần linh chưng cất từ trong tâm hồn của họ và rót vào tâm hồn của loài người

Đối với những tâm hồn thanh khiết, được say sưa với tình yêu là được uống chung với Thượng đế

Ngược lại, những kẻ uống thứ rượu ấy pha trộn với đam mê trần tục sẽ chỉ nếm những sa đọa trác táng của quỷ sứ nơi địa ngục"



2. Chuyện Người Phiêu Lãng & Cát Biển và Bọt Sóng

Chuyện kể rằng Thiền tông Lục tổ Huệ Năng, lúc nửa đêm, khi nghe giảng kinh Kim Cương đến câu Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, ngài hốt nhiên đại ngộ. Hiểu đơn giản câu ấy có nghĩa là “Đừng để tâm vướng víu nơi nào”. Krishnamurti, người từ khước địa vị Giáo chủ Thông thiên học cũng bảo khi bạn chọn cho cuộc sống của mình một tâm điểm thì từ đó bạn không thể nào được giải thoát vì phạm vi hoạt động bị giới hạn bên trong chu vi xoay quanh trục ấy. Phải chăng khi chọn nhan đề The Wanderer (Người lang thang) cho cuốn này – mà chúng tôi chuyển dịch là 
Chuyện Người Phiêu Lãng – Kahlil Gibran, họa sĩ thi sĩ tâm linh và triết gia người gốc Li-băng hẳn cũng có ngụ ý đó?

Thực tế, trong mỗi con người chúng ta đều tiềm ẩn một kẻ phiêu lãng. Bạn và tôi muốn lang thang khi thấy tâm hồn lâng lâng khinh khoái hay nặng trĩu ưu phiền. Người lang thang hay kẻ phiêu lãng ấy chẳng phải tên bơ vơ không cửa không nhà, nhưng là du tử mang nội ngã đi từ không gian này tới không gian nọ, cảnh giới này sang cảnh giới kia để tận hưởng niềm vui làm người hay thoát khỏi nỗi buồn khi thưởng ngoạn cảnh đời, để chiêm ngắm chân lý và nhìn thấu suốt bản lai diện mục – con người chân như nguyên thủy của mình.

Người lang thang trong 
Chuyện Người Phiêu Lãng chợt dừng chân làm khách một đêm bên lò sưởi ấm tình người và kể lại những nếm trải của mình với 52 câu truyện. Bạn cũng có thể bảo đó là 52 dụ ngôn của Gibran, nhằm đánh động tâm hồn, khêu gợi các am hiểu tiên nghiệm trong tâm thức bạn, để từ đó bạn tự mình rút ra kết luận, làm sáng lên chân lý trong từng chủ đề.

Hi vọng trong đời mình, bạn có rất nhiều lần lang thang và có rất nhiều dịp chuyện trò với một người phiêu lãng nào đó, thí dụ nhân vật lăn trầm như đá trong một khúc hát của Trịnh Công Sơn. “Người đi phiêu du từ đó không thấy về quê nhà…” Vì quê nhà miên viễn nằm đâu đó trong tâm thức của kẻ không để tâm vướng víu nơi nào, kẻ thức ngộ sống tự nhiên như nhất với Chân Thiện Mỹ.

Và thật không ngạc nhiên khi 
Chuyện Người Phiêu Lãng cùng với các tác phẩm khác đã đem tới lời nhận xét sau đây của Cleveland News về Gibran.

“Đây là một nhân cách mãnh liệt, lương thiện, đầy óc tưởng tượng với sự dũng cảm tâm linh đánh thức mối quan tâm vào chân giá trị của cuộc đời. Cay đắng, phiền muộn, phúng thích, hân hoan, tôn kính và khiêm cung, tất cả cùng nhau làm nên nhà thơ phương Đông này.”

Về mặt lịch sử, cuốn 
Chuyện Người Phiêu Lãng (The Wanderer) là di cảo của Gibran. Nó được xuất bản năm 1932, một năm sau ngày Gibran qua đời. Một tháng trước khi mất, ông trao bản thảo cho Mary Haskell, nữ ân nhân và hồng nhan tri kỷ của ông, để biên tập như thường lệ. Thế nhưng Barbara Young, người bạn ghi chép suốt sáu năm cuối đời ông, kẻ cực kỳ kính ngưỡng tới độ thần thánh hóa ông, và về sau là tác giả viết tiểu sử ông, lại cho xuất bản nó không một chút biên tập vì bà cho rằng các con chữ trong Chuyện Người Phiêu Lãng , qua tâm trí và bàn tay của Gibran, đã được “chúc lành và đầy ân sủng.”

3.
 Định Mệnh Thi Sĩ & Đám Rước

Năm 1919, Kahlil Gibran làm các bằng hữu kinh ngạc khi ông cho ra mắt cuốn 
Ðám Rước (The Procession). Ðây là một thi phẩm đuợc ông viết bằng tiếng A rập và giấu rất kỹ. Khi in thành sách, nó tuyệt đẹp với loại giấy đặc biệt, kèm theo nhiều bức tranh do tự tay Gibran vẽ, với lối đóng sách trang trọng và tác giả chịu mọi phí tổn ấn loát. Tất cả cho thấy mức độ quan tâm, sự đánh giá và lòng chăm sóc tríu mến của Gibran dành cho Ðám Rước, tác phẩm được xem là tiền thân của tuyệt tác Ngôn sứ (The Prophet) bằng tiếng Anh, xuất bản bốn năm sau đó.

Ðộng cơ của Gibran khi viết Ðám Rước có lẽ là để khám phá nền tảng những nỗ lực không ngừng của mình trong quá trình phân tích xã hội loài người cùng pháp luật, phép tắc và phong tục của nó, v.v. Về mặt xã hội, Gibran nhận thức lối sống giả dối tổng quát đã khiến cho con người rời xa chân lý, làm hãnh tiến một số người đồng thời sỉ nhục rất nhiều người khác. Ông cảnh cáo rằng không một ai có thể trải nghiệm sự toàn mãn của cuộc sống và vui hưởng sự hào phóng của thiên nhiên trong khi đồng loại của y đang đi theo lòng tham nhằm sở đắc cứu cánh trần tục.

Minh họa cho lời giảng ấy, Gibran đưa ra hai nhân vật mang tính ẩn dụ. Nassib ‘Arida, thi sĩ thiên tài của A rập, trong Lời giới thiệu đã giải thích khung cảnh và diễn tiến của cuộc đàm đạo song phương ấy:

“Một lão trượng hiền giả thông thái chuyện nhân gian và chin muồi kinh nghiệm trần thế, rời thành thị đi lang thang trong cánh đồng. Mỏi chân, ông ngồi xuống nghỉ, cạnh bìa rừng. Bỗng xuất hiện một thanh niên khỏa thân, da sạm nắng, tay cầm cây sáo, hồn nhiên buông thả thân mình xuống bên cạnh hiền giả. Cả hai bắt đầu cuộc đàm đạo mà không cần giữ khuôn phép khách sáo.”

Lão trượng hiền giả bình phẩm rằng chốn thành thị của xã hội loài người là nơi chỉ tạo ra cái ác và khốn khổ, trong khi Thanh niên quả quyết rằng chỉ có cách duy nhất là đi theo cuộc sống gần gũi Thiên nhiên, tâm hồn ta mới có thể tìm thấy khoái lạc cùng sự toại nguyện đích thực, và làm chan chứa mọi buồng tim bằng niềm hân hoan mộc mạc trong trạng thái sung mãn nhất được Thượng đế ban cho loài người.

Qua cuộc đàm đạo ấy giữa Hiền giả lão trượng và Thanh niên, bộc lộ những tiếp cận của Gibran vào sự sống, cái chết và tôn giáo. Không đề nghị mọi người rời thành thị lên sống chốn non cao, ông nỗ lực tạo sự chú tâm vào những công thức giản dị để mỗi người có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông thúc giục người đời tự tháo gỡ gông xiềng của xã hội đang khua lách cách, để bản thân mỗi người có được, tới một mức độ lớn lao nhất có thể, sự tự do của thiên nhiên và tĩnh lặng của cuộc sống thôn dã. Cánh đồng Gibran mô tả, tượng trưng cho cuộc sống phong phú và khang kiện, tràn đầy trong tâm hồn của kẻ sống gần gũi với đất.

Tiếng A rập là một ngôn ngữ mạnh mẽ, phong phú từ vựng gồm các từ ngữ hàm súc và mang nhiều sắc thái tinh tế. Với cung giọng thanh nhã, ấm áp và đầy màu sắc, thi ca trữ tình của A rập được viết theo các giai điệu uyển chuyển. Khi đọc lên, âm thanh của nó làm người nghe xúc động ngẩn ngơ, trào nước mắt hay ngất ngây xuất thần, từ chiếc đầu rồi toàn thân đong đưa theo nhịp điệu của lời kể, như kẻ đánh đàn không thể ngồi yên lúc tay gảy nhịp theo đàn.

Tuy thế, Ðám Rước khi được dịch sang tiếng Anh, và rồi sang tiếng Việt, không tránh khỏi một số bất cập vì đặc điểm của mỗi ngôn ngữ, nhất là tính cách bóng bảy của tiếng A rập. Vì khúc kết bi quan của Gibran nên có thể chọn nhan đề Ðám rước (The Procession) hoặc Ðám ma (The Cortège) cho thi phẩm này. Thế nhưng hai dịch giả của hai văn bản mà chúng tôi hiện có là Anthony Rizeallah Ferris và George Kheirallah đều lấy nhan đề Ðám rước. Và bản tiếng Việt này được thực hiện trên một tổng hợp của hai bản dịch ấy, nhưng thay vì viết theo văn vần của nguyên tác A rập như G. Kheirallah, chúng tôi thể theo lối thơ câu dài ngắn khác nhau của bản tiếng Anh của A.R. Ferris, để thuận tiện cho những khai triển hoặc quãng diễn hầu có thể chuyên chở tối đa tư tưởng của Gibran.

Tuy bản thân Kahlil Gibran là bậc thầy trong việc sử dụng bút sắt và bút lông, nhưng ông cảm thấy hai trung gian ấy không thỏa đáng cho những chiêm nghiệm của mình trong Ðám rước. Có lẽ vì thế, cuối mỗi đoạn, ông lại tìm cách diễn tả bằng một điệp khúc, như một trung gian khác, phi chiều kích và vượt thời gian. Ðó là tiếng than của cây sáo, hoặc cái là cốt tủy tinh thần.

Khi đọc tiểu sử của Kahlil Gibran, ta thấy lòng hoài nhớ quê nhà Wadi-Quashida cùng niềm khao khát được an nghỉ tại Mar-Shida, nổi bật trên bối cảnh triết lý của đứa con thiên nhiên đang nổi loạn, như một đoạn trong bản dịch Ðám Rước của G. Kheirallah:

           " Hãy đưa tôi cây sáo và người hãy hát

            Hãy quên mọi phương thuốc và tật bệnh

            Loài người như những câu thơ được viết

            Trên bề mặt con suối nhỏ và thiện hảo ở đó.

            Người hãy cầu nguyện và kể cho tôi nghe

            Khi bon chen qua đám đông cuộc đời

            Giữa những ồn ào cãi cọ và phản đối

            và xung đột bất tận

            Như chuột chũi đang đào ngạch trong bóng tối

            Và như đang nắm bắt tơ nhện

            Luôn luôn bị ngăn trở trong hoài bảo

            Cho tới khi kết hiệp sống động với cái chết?"

Và một Gibran nhân tính, chán chường và tan nát, nhuốm mùi từ bỏ, như báo trước chung cuộc của ông:

            "Liệu trong tay tôi có những ngày lên dây đàn

            Mà chỉ ở trong rừng chúng mới thật căng

            Nhưng hoàn cảnh dồn ép chúng ta

            Trên con đường nhỏ hẹp, chặt đẽo bởi thành thị

            Vì Ðịnh mệnh có những lối đi không thể biến cải

            Khi sự yếu đuối làm hao mòn ý chí

            Chúng ta bênh vực mình bằng lời bào chữa cho bản ngã"

4.
 Trầm Tưởng

Anthony R. Ferris hợp tuyển một số bài viết bằng tiếng A Rập, rải rác trong sách báo và thư tín của Gibran rồi dịch sang tiếng Anh, làm thành cuốn Thoughts and Meditations, được nhà xuất bản Citadel ở Hoa Kỳ in lần đầu năm 1960 và một số nhà xuất bản khác tái bản nhiều lần. Và chúng tôi chuyển ngữ cuốn sách đó sang tiếng Việt với tựa đề  
Trầm Tưởng.

Trong  
Trầm Tưởng ta nghe ra mình và thấy con người mình, mà như Kahlil Gibran nói, đó là tiếng của linh hồn mình. Bằng chiêm nghiệm và cảm nhận trong tĩnh mịch, trầm tư quán tưởng nâng tư duy suy lý lên tầm cao tâm linh, triết học lên đạo học. Gibran là con người của trầm tư quán tưởng, động thái cốt lõi của người nghệ sĩ mà theo ông, là kẻ “tri kiến cái vô tri kiến và biến nó thành tri kiến”. Ông chiêm nghiệm nhưng không theo một khuynh hướng bảo thủ sinh học hay một học thuyết chính thống tôn giáo nào, cũng không cách ly với thực tại trong những cảm xúc và phát biểu về dân tộc và lịch sử. Và ông ghi lại những kiến thị về con đường dẫn tới hòa bình và tình yêu, bằng một bút pháp đầy thi vị trong các tiểu phẩm văn chương hay triết lý theo cách “Một nửa những gì tôi nói là vô nghĩa nhưng tôi phải nói chúng ra nể nửa kia với tới bạn.”
 

Nhà sách Newshop trân trọng giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét