Combo Hãy Chăm Sóc Mẹ + Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian (Bộ 2 Cuốn)
Cuốn sách văn học nước ngoài lạ thường này đã khẳng định vị trí của Shin Kyung-sook như một hiện tượng văn học châu Á, tạo ra trào lưu đọc mới ở Hàn Quốc từ sự cộng cảm trước một tác phẩm đầy sức mạnh. Bằng câu chuyện cảm động thấm thía về người mẹ đi lạc đường, tác giả dựng nên bức tranh rộng lớn về xứ sở quê hương, nơi cảnh trí và phong tục Hàn Quốc được khắc họa với vẻ đẹp tươi thắm nhưng thao thiết, đầy trắc ẩn. Những người con đi tìm mẹ, và họ mang theo dòng hồi ức riêng tư, lay động, vừa khao khát, vừa chống chếnh mất mát, thay phiên nhau dẫn người đọc trên một hành trình kép, tới những nẻo xa của một nền văn hóa độc đáo và tới những góc khuất sâu thẳm của trái tim.
Năm 2009 Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung-sook xuất hiện như một điểm sáng chói của văn học Hàn Quốc. Không chỉ thành công về mặt thị trường khi bán được hàng triệu bản, tác phẩm còn được giới phê bình đánh giá cao, nổi tiếng vang xa khắp các nước châu Á. Tác phẩm được xuất bản tại 19 nước, trong đó có Mỹ.
Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường“bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?
Một ngày, một tuần rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con hiện đều đã phương trưởng cả không chỉ lo sốt vó mà còn day dứt tâm can vì cảm giác tội lỗi, và rối bời “trong nỗi hoảng loạn như thể tất cả mọi người đều bị tổn thương ở vùng não”. Họ cũng lấy làm băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn như thường.
Từ đây, những hy vọng tìm lại mẹ càng trở nên mong manh hơn…
Nhận định về tác phẩm
“Cuốn sách của tác giả nổi tiếng nhất Hàn Quốc này có thể làm mọi độc giả phải rơi nước mắt.” - Library Journal
“Cảm động và ám ảnh.” - Newsday
“Phần là câu chuyện về sự chuyển dịch của xã hội Hàn Quốc từ nông thôn ra thành thị, phần là khúc ca về sức mạnh của mối ràng buộc gia đình được hình thành từ sự quên mình của người phụ nữ; đây là một tác phẩm vô cùng cảm động.” - Kirkus Reviews
“Nao lòng… Thấm thía… Người đọc sẽ tìm thấy sự đồng cảm trong câu chuyện về gia đình bán chạy nhất Hàn Quốc từ trước tới nay này.” - Publishers Weekly.
2. Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian
“Vuong thực sự có thiên tài quan sát.” The New York Times
“Với một xuất thân bên rìa hết sức xa lạ, Vuong đã viết nên một tác phẩm trữ tình về quá trình tự khám phá chính mình, vừa thành thật đến choáng váng, vừa phổ quát trong từng câu chữ.” The Washington Post
“Bằng sự chính xác của một nhà thơ, Ocean Vuong xem xét liệu biến kinh nghiệm của chúng ta thành từ ngữ có thể chữa lành những vết thương trải hàng thế hệ hay không, và liệu tiếng nói của ta có thể nào thực sự được nghe bởi những người ta yêu thương nhất.” Celeste Ng
Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian viết dưới dạng một lá thư của nhân vật chính, Chó Con, gửi cho người mẹ không biết chữ của mình. Dưới dạng những mẩu chuyện nhỏ, xen kẽ với những đoạn trữ tình ngoại đề, triết lý, và những bài thơ, cuốn sách kể câu chuyện đời không chỉ của Chó Con (tên gọi yêu do bà ngoại đặt cho, nhưng cũng là cách tất cả mọi người trong sách gọi cậu) từ thuở nhỏ đến lúc chớm trưởng thành, mà cả ba thế hệ từ bà, đến mẹ, đến cậu, một cuộc di cư dài từ làng quê Việt Nam sang đất Mỹ, cũng như câu chuyện của những thanh niên Mỹ thế hệ cậu mà đặc trưng là người bạn trai Trevor.
Cuốn sách thường được đọc như một Bildungsroman (tiểu thuyết trưởng thành), nhưng cũng có nhiều người coi đây là một Künstlerroman (tiểu thuyết kể về quá trình một người nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ).
TÁC GIẢ:
Ocean Vuong sinh năm 1988 ở Sài Gòn với tên Vương Quốc Vinh.
Ocean Vuong - đã sáng tác thơ và ấp ủ mong muốn được làm nhà thơ từ những năm cấp 3 - dần dần nhập vào giới thơ ca ở New York, rồi tiếp đó được nhận vào trường Brooklyn College thuộc Đại học thành phố New York. Anh đã xuất bản hai tập thơ mỏng (chapbook) No (2013) và Burnings (2010) cũng như tham gia nhiều cuộc biểu diễn thơ (open mic) trước khi tập thơ đầu tay, Night Time with Exit Wounds, giành được giải thưởng trong một cuộc thi và được chính thức xuất bản, biến anh trong chớp mắt thành một ngôi sao. Tiểu thuyết đầu tay Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian được cả đống báo lớn kể tên trong danh sách các cuốn sách đáng mong chờ nhất năm 2019, khi ra đời lập tức nhảy vào danh sách Bestseller của New York Times cùng được bầu chọn là Cuốn sách của năm của vô số báo, tạp chí, trang văn học mạng, và càn quét cả đống giải thưởng (chi tiết xem ở đây: ). Anh sắp cho ra mắt tập thơ mới với tựa đề Time is a Mother, nhiều bài trong đó nói về nỗi đau mất mát khi mẹ anh qua đời năm 2020.
Hiện nay, Ocean Vuong tham gia giảng dạy chuyên ngành sáng tác ở trình độ Thạc sĩ nghệ thuật (MFA) ở trường Đại học Massachusetts Amherst.
TÁC GIẢ NÓI VỀ SÁCH:
Thư viết cho Nhã Nam nhân bản dịch sắp ra: “Tôi thật tự hào và phấn khích khi cuốn sách sẽ được sống bằng tiếng Việt, thứ ngôn ngữ gần gũi nhất trong tôi với ý niệm về "nhà", thứ ngôn ngữ luôn làm sống dậy trong tôi mạnh mẽ nhất tình cảm gắn bó máu thịt, nỗi xúc động và niềm vui.”
“Tôi không muốn gọi cuốn sách này (Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian) là một câu chuyện bi kịch. Tôi nghĩ những câu chuyện hay nhất đều có buồn và vui sánh vai nhau - bởi cuộc sống chính là như thế.” Anh nhận xét thói quen ở Mỹ thường cho rằng “một thứ gì đó chỉ có giá trị khi ta đã thuần phục, chinh phục hoặc hàng phục được nó. Nhưng trong cuốn sách này tôi muốn đi theo một cách tiếp cận khác. Không có nạn nhân, không có kẻ thủ ác.”
GIẢI THƯỞNG:
LONGLIST for the National Book Award
WINNER of the American Book Award
WINNER of the Mark Twain American Voice in Literature Award
WINNER of the New England Book Award
WINNER of the Massachusetts Book Award
WINNER of the Connecticut Book Award
WINNER of the Brooklyn Public Library Literary Prize
WINNER of the Publishing Triangle’s Ferro-Grumley Award for LGBTQ Fiction
WINNER of the Digital Book World: Best Book
Honor Title for the 2020 Asian Pacific American Award for Literature & 2020 Stonewall Book Awards’ Barbara Gittings Literature Award
Finalist/Shortlist for the 2020 PEN/Faulkner Award, Lambda Literary Award, Kirkus Review Book Prize, Center For Fiction’s 2019 First Novel Prize, Goodreads Choice Award for Best Fiction, Goodreads Choice Award for Best Debut Novel, Dylan Thomas Prize, Lambda Literary Award, VCU Cabell First Novelist Award, Dublin Literary Award, Premio Terzani Prize, & Kulturhuset Stadsteatern International Literature Prize
Longlist for the Andrew Carnegie Medal for Excellence & PEN/Hemingway Award for Debut Novel.