Combo Dứt Bệnh Nan Y - Ung Thư Cao Huyết Áp Tiểu Đường + Thực Hành Nam Khoa Đông Y (Bộ 2 Cuốn)
1. Dứt Bệnh Nan Y - Ung Thư Cao Huyết Áp Tiểu Đường
Đông phương quan niệm rằng con người là một tiểu vũ trụ, không thể tách rời khỏi vũ trụ. Là người được sinh ra và trưởng thành trong nền giáo dục Tây phương, nhờ vào sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng, tác giả đã nhận ra: “Ngày nay, nhiều nỗi khổ đau lớn lao và đã được gây ra bởi những cá nhân cảm thấy cô lập và cách biệt với tự nhiên”. Khi con người đã no đủ, người ta nghĩ tới chuyện “khoái khẩu”, ăn những món ngon vật lạ, những món ăn mà ngày xưa chỉ có một thiểu số vương giả, thượng lưu mới được ăn. Cách ăn uống, dinh dưỡng của người Hoa Kỳ, trong nhiều thập niên qua đã trở thành tiêu biểu, nhất là với nhiều nước đang trên đà phát triển. Ăn phải là một cái thú. Nó phải là một dịp để chúng ta cảm thông và khánh hạ sự sống. Những gì trình bày trong cuốn sách này mở lối cho bạn đọc có một cảm giác khoái lạc khi ăn, không vì ăn mà làm hại ai làm hại một sinh vật nào, mà lại còn bổ ích cho sức khoẻ.
Cuốn sách Dứt Bệnh Nan Y - Ung Thư Cao Huyết Áp Tiểu Đường chỉ cho bạn cách tự bảo vệ để chống lại đau tim, ung thư, bệnh loãng xương, tiểu đường, tai biến mạch máu não, và những bệnh khác. Nó chỉ bạn cách tránh Cholesterol, chất béo bảo hoà, kích thích tố nhân tạo, vi trùng kháng lại với trụ sinh, thuốc sát trùng và biết bao chất độc khác hiện diện trong nhiều loại lương thực ngày nay.
2. Thực Hành Nam Khoa Đông Y
Ngày nay, nhiều người vì lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây nên có xu hướng điều trị bệnh bằng thuốc y học cổ truyền.
Tuy nhiên, theo lương y Lê Văn Cảnh (TP.HCM), để thuốc đông y có tác dụng tốt nhất, người dùng phải tuân thủ đúng các bước, từ việc sắc rồi uống với liều lượng sao cho hợp lí.
♦ Sắc thuốc đúng cách:
Để thuốc đông y phát huy tác dụng tối đa, người sử dụng cần lưu ý đến phương thức sắc thuốc.
♦ Cách uống thuốc thang:
Thời gian uống thuốc sắc tốt nhất là lúc bụng nửa đói nửa no, tránh ăn no rồi mới uống ngay sẽ gây đầy bụng, do tỳ (một cơ quan nằm bên trái của dạ dày có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng) lúc đó chỉ vận chuyển thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Riêng đối với những toa thuốc điều trị bệnh về đường tiêu hóa thì nên uống lúc đói.
Khoảng thời gian giãn cách giữa các lần uống thuốc tốt nhất là cách nhau trên 4 giờ (đối với 3 lần uống/ngày) và trên 8 giờ (với 2 lần uống/ngày).
♦ Kiêng kỵ khi uống thuốc:
Một số điều kiêng kỵ sẽ giúp người bệnh đảm bảo được chất lượng của thuốc. Ví dụ: đau dạ dày thì phải kiêng chua, cay, nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các bệnh phong thấp đau nhức thì phải kiêng đồ biển, đồ phong (tôm cua, cá biển, thịt bò, gà, măng, cà…), chỉ nên ăn thịt heo, cá đồng, cá sông. Ngoài ra, còn phải kiêng cữ một vài chất có thể làm mất chất lượng của thuốc như: đậu xanh, giá sống, củ cải trắng, rau muống, khoai lang...