Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng + Quyển Hạ (Bộ 2 Cuốn)

Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng + Quyển Hạ (Bộ 2 Cuốn)

Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng + Quyển Hạ (Bộ 2 Cuốn) - Có thể nói qua tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân, người đọc có dịp nhìn lại đầy đủ và thấu đáo sử Việt thời đầu Pháp thuộc, từ đó nhìn thời hiện đại một cách “biện chứng” hơn...
320.000đ 272.000đ

Tiết kiệm: 48.000đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng + Quyển Hạ (Bộ 2 Cuốn)
Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng + Quyển Hạ (Bộ 2 Cuốn)
272.000đ 320.000đ Tiết kiệm: 48.000đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng + Quyển Hạ (Bộ 2 Cuốn)


1. Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Thượng 
2. Combo Công Chúa Đồng Xuân - Quyển Hạ

 
Công Chúa Đồng Xuân có thể được xem là phần tiếp theo của Từ Dụ thái hậu, cùng với Từ Dụ thái hậu hợp thành bộ tiểu thuyết lịch sử đầy đủ về triều Nguyễn. Nếu Từ Dụ thái hậu là thời thịnh Nguyễn (trải 30 năm, từ Gia Long đầu triều đến đầu thời Tự Đức), thì Công chúa Đồng Xuân tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động tang thương trải từ năm 1859 đến năm 1900. Đây là 1 cuốn tiểu thuyết đồ sộ 66 chương với hàng trăm nhân vật, đa phần là các nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật Từ Dụ có cuộc đời trải dài suốt triều Nguyễn, trong Công chúa Đồng Xuân vẫn là một nhân vật mang tính “nền tảng”. Khác với Từ Dụ thái hậu đặc tả chuyện “cung đấu”, chuyện quân thần thời thịnh trị; Công chúa Đồng Xuân theo dòng lịch sử kể lại những chính biến kinh hoàng, với xương sống là việc thực dân Pháp dần chiếm nước ta, biến nước ta thành 1 nước bị đô hộ, triều đình nhà Nguyễn mất dần quyền lực và trở thành con rối trong tay quyền thần, Pháp súy. Khá rõ ràng và kiên quyết, không ít đau tiếc ngậm ngùi, tiểu thuyết đưa ra quan điểm của tác giả về một sự “lỡ vận” của đất nước, khi quốc sách sai lầm, triều đình do dự quá lâu ko nghe theo hiến từ kiến quốc của các trí thức quan lại có tầm nhìn tiến bộ (về việc canh tân đất nước, củng cố quốc phòng, mở rộng giao thương, hòa hoãn để hạn chế thương vong chiến tranh...). Quốc sách cố chấp và bạc nhược đã khiến các vua Nguyễn dần đi vào ngõ cụt, cắt đất dâng dần cho Pháp, chịu nhiều chiến phí; nhiều cuộc nổi loạn và binh biến diễn ra liên miên, đặc biệt là xung đột với dân Đạo, làm rối ren và suy kiệt đất nước. Có thể nói qua tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân, người đọc có dịp nhìn lại đầy đủ và thấu đáo sử Việt thời đầu Pháp thuộc, từ đó nhìn thời hiện đại một cách “biện chứng” hơn.
 
Vấn đề lịch sử quan trọng và dữ dội đó, qua ngòi bút tài hoa của nữ nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai, được gói trong câu chuyện về một nàng công chúa. Đó là công chúa Gia Phúc, con gái của vua Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp của kinh thành Huế. Người am hiểu sử liệu triều Nguyễn sẽ biết ngay đến bà và tai tiếng “hòa gian” của bà với chính người anh ruột cùng cha khác mẹ của mình. Vụ tai tiếng đó, cùng với án thông dâm của vương phi họ Tống với con trai là Mỹ Đường, cũng như nghi án vua Tự Đức là con trai của Trương Đăng Quế và Từ Dụ thái hậu, là những nghi án lớn nhất triều Nguyễn. Và như ở cuốn tiểu thuyết trước, tác giả đưa ra câu chuyện của mình để chiêu tuyết cho nàng công chúa tội nghiệp, với cái nhìn nhân hậu, thấu suốt, đầy thuyết phục. Ngoài ra, tác giả chủ ý đặc tả các nhân vật nữ trong thành nội ở một khía cạnh khác, thật hơn, “đời” hơn, với những trang tả tình tả sex táo bạo đầy bất ngờ. Bên cạnh diễn tiến sục sôi của mạch chính trị, câu chuyện về một “Thị Màu cung đình” xinh đẹp, phóng khoáng và đầy sức xuân nơi cung cấm nghiêm cẩn hà khắc, với cuộc đời đầy ắp thăng trầm, giữa bao chính sự rối tung, làm cho cuốn tiểu thuyết hứa hẹn hấp dẫn từ đầu đến cuối.
 
Nhà xuất bản Phụ nữ VN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 
1. Lời tác giả
 
Thời kỳ tự chủ của triều Nguyễn mở ra và đóng lại với hai vụ án rúng động:  vụ đầu triều với cái án của Hoàng tôn Mỹ Đường và mẹ ruột là Vương phi họ Tống; vụ thứ hai xảy ra vào buổi kết thúc, chính là vụ án của Công chúa Đồng Xuân.
 
Cả hai án đều là tội tình dục, và đều dính líu với những mưu đồ chính trị. Cả hai đều được xét xử rất vội dưới lưỡi kiếm quyền lực, không qua quy trình pháp lý đương thời. Tháng năm qua, hình hài xương cốt đã thành tro bụi, nhưng sự thật ở đâu sẽ mãi mãi là ẩn số.
 
Đáng lưu ý ở chỗ: Vụ án Đồng Xuân, trong mối liên hệ với ba vị phụ chính đầu triều lúc bấy giờ - Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết - là gút thắt cuối cùng của cuộc tương tranh giữa hai phái chủ chiến và chủ hòa, đã tác động sâu sắc đến chính trường triều Nguyễn. Không phải chỉ tương tranh, phải nói rằng đấy là cả một cuộc tương tàn rất đau xót, làm tiêu hao trầm trọng tiềm lực đất nước.
 
Vụ án Đồng Xuân cũng chính là đêm trước của biến cố Thất thủ kinh đô, một trong những chấn thương lớn để lại ám ảnh sâu sắc trong đời sống văn hóa Việt. Hằng năm ở Cố đô Huế, cứ vào ngày hai mươi ba tháng năm âm lịch, dân chúng vẫn còn bày những mâm cỗ cúng dọc hai bên đường, tưởng nhớ những người đã chết trong cái ngày lịch sử ấy. Cùng với hồi niệm quá khứ, ta không thể lảng tránh một câu hỏi: Tại sao trong suốt một phần tư thế kỷ, khi đối mặt với ngoại xâm, quý tộc, sĩ phu và dân chúng Việt không thể đoàn kết, mà lại thù hằn, giết chóc nhau, tự làm suy yếu chính mình? Ai là người làm mất nước: vua Tự Đức, triều đình Nguyễn, hay chính là những chỗ bất cập từ lâu đã tiềm tàng trong dân tộc tính Việt?
 
Xin  quay lại với cuộc đời  Đồng Xuân - Con gái út  Hoàng đế Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp và tai tiếng của kinh thành Huế. Trong xã hội phương Đông, không có gì hủy hoại sự nghiệp của một người nhanh chóng hơn một scandale tình dục. Bởi vậy cũng như với vụ Mỹ Đường (đã được nói tới trong tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu), những tội nhân trong án Đồng Xuân rất có thể chỉ là nạn nhân, là những “con dê tế thần” trong một cơn bão quá tàn khốc của lịch sử.
 
Họ đáng tội phải chịu nhục đời đời, hay họ chỉ là những người thất thế oan khiên? Căn cứ vào những gì đã ghi trong sử, ta thấy những tội nhân này đã hầu như không được xét xử, mà gần như bị tiêu diệt. Bởi vậy nếu được mở một phiên tòa “phúc thẩm” vào đời nay, nàng công chúa tội nghiệp cũng rất nên được hưởng một quy chế chính đáng của nền tư pháp: quyền được suy đoán vô tội.
 
Cựu Kim Sơn, ngày 8 tháng 3 năm 2022
Trần Thùy Mai
 
2. Hoàng huynh và công chúa
 
Thoáng một cái nàng công chúa đã biến thành ả thị tỳ trong chiếc áo năm thân màu xanh. Ngắm mình trong gương, Gia Phúc hí hửng vì được vấn tóc trong chiếc khăn vành nhỏ. Chiếc khăn tầm thường, nhưng đã làm cho gương mặt nàng sáng lên tươi tắn.
 
Vú Nhự đành phải chịu, vừa chỉnh xống áo cho Gia Phúc, vừa rên rỉ:
 
- Mỗi lần công chúa trốn đi như vầy, vú sợ nơm nớp, e giảm thọ mất mấy năm.
 
- Ta đi chơi với các anh ruột ta, một chốc rồi lại về ngay, có gì sai đâu mà sợ?
 
- Sao lại không sai, đâu có công chúa nào dám lẻn ra ngoài…
 
- Hơ hơ, sao vú biết là họ không lẻn ra. Biết đâu đó, ai mà bó chân bó cẳng trong cung này mãi được.
 
- Năm nay còn nhỏ, lỡ có lộ chuyện cùng lắm bị trận quỳ. Chứ sang năm đã cài trâm rồi thì em gái anh trai phải có phân biệt, không như trẻ con được!
 
Gia Phúc không để ý vú Nhự nói gì, vội vội vàng vàng ra đi, chân tập tễnh đôi guốc, tay lăm lăm cầm thẻ Nhập Nội.
 
Ở bên ngoài cửa Hòa Bình, xe ngựa của phủ Gia Hưng đã chờ sẵn. Gia Phúc lên xe. Trong xe là hai ông hoàng, đều là anh khác mẹ của Gia Phúc: Gia Hưng công Hồng Hưu, hai mươi bốn tuổi, con của Lương phi Vũ Thị Viên, kẻ hầu thường gọi là Mệ Nai; Người kia là Hoàng tử Hồng Dật, con của Thụy tần Trương Thị Thận, lớn hơn Gia Phúc chỉ vài tháng tuổi, thường được gọi là Mệ Mến. Hôm nay cả hai “Mệ” đều ăn mặc theo lối phong lưu công tử ở kinh thành.
 
- Mình đi xuống cầu ngói Thanh Toàn, chỗ đó gần làng chằm nón, con gái đẹp lắm! - Hồng Dật đưa ý kiến. Hồng Hưu gạt đi:
 
-  Đẹp cũng chỉ ngắm một chút cho vui, được cái chi? Đi Nam Phổ! Ta có tên người hầu ở đó, vợ hắn đã nấu sẵn bánh canh cua. Gia Phúc chưa biết bánh canh Nam Phổ, nên cho muội ấy ăn thử một lần!
 
Hồng Dật cười ha ha vô tư:
 
- Phải, phải lắm. Nghe nói “Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau” mà có thật không ta? Ăn bánh canh trong phủ không ngon, phải ăn trong vườn cau Nam Phổ, vừa ăn vừa ngửa mặt ngó lên mới đã.
 
Gia Phúc nhăn mũi, khì một cái:
 
- Mệ Mến nói bậy bạ quá đi. Muội không ăn cái bánh canh đó, ghê lắm.
 
Hồng Hưu dỗ dành:
 
- Đừng nghe Hồng Dật nói lục lác, không có ai thèm ở lỗ trèo cau cho hắn xem đâu.
 
Gia Phúc vẫn phụng phịu:
 
- Nhưng muội chỉ thích đi câu cá thôi.
 
- Ừ, ăn bánh canh xong ta ra hói câu cá dìa, rồi lại sai thằng hầu hấp cá dìa tươi, vậy mới đã!
 
Trong các em gái thì Hồng Hưu thương và chiều Gia Phúc từ khi nàng còn nhỏ xíu. Những năm còn ở trong cung, Hồng Hưu vẫn theo mẹ là Lương phi Vũ Thị Viên sang chầu cung Gia Thọ, nhân vậy thường bồng ẵm chơi đùa với Gia Phúc. Hồi đó Gia Phúc mới lên ba, nhưng đã là một cô bé xinh xắn, mũm mĩm, lúc nào cũng láu táu dễ thương.
 
- Sao tự nhiên đang vui muội lại buồn vậy? Mấy công chúa lớn còn ăn hiếp muội nữa không? - Hồng Hưu vừa bày cho Gia Phúc cầm cần câu, vừa hỏi han.
 
Gia Phúc buông câu, rầu rĩ kể chuyện bị Tiệp dư Phu tử chê bai. “Bà ấy bảo khoai sắn có bỏ vào túi gấm cũng không thành sâm quế được. Có phải ý muốn nói muội là hèn kém không? Muội là con mẫu hậu, còn hèn kém chỗ nào?”
 
Hồng Hưu nhìn vẻ mặt em gái buồn bã, thấy trong lòng thương vô hạn.
 
- Tiệp dư Bích nói vậy là ý ám chỉ xuất thân của muội… Nhưng muội không nên buồn. Bất luận muội xuất thân thế nào, mẫu hậu vẫn thương muội, huynh vẫn quý muội nhất.
 
- Huynh nói gì, muội chẳng hiểu gì cả!
 
- Chưa ai nói cho muội biết sao?
 
- Biết gì? Huynh nói đi!
 
Hồng Hưu ngần ngừ. Gia Phúc đã lớn, vẫn không biết gì hết, những điều mà ai cũng biết rồi?
 
- Thôi được, để huynh nói…





 
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét