Combo Câu Chuyện Huyền Thoại Về Những Nhà Giáo Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ

Combo Câu Chuyện Huyền Thoại Về Những Nhà Giáo Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ

Combo Câu Chuyện Huyền Thoại Về Những Nhà Giáo Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ - Escalante từng nói với học sinh: “Nếu em không thể nhìn thấy hy vọng, hãy để tôi trao nó cho em, bởi vì tôi là một giáo viên”.
Sách hot 274.000đ 205.500đ

Tiết kiệm: 68.500đ (25%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Câu Chuyện Huyền Thoại Về Những Nhà Giáo Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ
Combo Câu Chuyện Huyền Thoại Về Những Nhà Giáo Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ
205.500đ 274.000đ Tiết kiệm: 68.500đ (25%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Câu Chuyện Huyền Thoại Về Những Nhà Giáo Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ

1. Escalante - Người Thầy Xuất Sắc Nhất Nước Mỹ

Truyện kể về Jaime Escalante - giáo viên dạy Toán tại một trường địa phương ở Bolivia. Năm 34 tuổi, ông đến Los Angeles (Mỹ) nhưng không xin được việc bởi không biết tiếng Anh. Thời điểm đó, Mỹ không công nhận chứng chỉ giáo viên của Bolivia.

Escalante phải vừa học tiếng Anh, vừa làm nhiều công việc lao động phổ thông như đầu bếp, rửa xe... Sau 10 năm cố gắng để có được chứng chỉ giáo viên, Escalante đã nộp đơn phỏng vấn tại nhiều trường ở Mỹ và đều bị từ chối. Ở tuổi 44, ông mới được nhận vào làm giáo viên dạy Toán tại trường Trung học Garfield High, một trong những trường thiếu thốn nhất ở Los Angeles và có nguy cơ bị thu hồi giấy phép bởi học sinh ở đây rất ngỗ ngược, quậy phá, ăn nói cực kì vô lễ và không chịu học. Trước đó, nhiều giáo viên ở đây đã xin chuyển đi vì bất lực trước đám học trò này.

Tuy nhiên, càng tiếp xúc, ông càng nhận thấy các học trò của mình không xấu như ông tưởng, thậm chí chúng còn có nhiều tiềm năng. Chúng sinh ra trong gia cảnh nghèo đói, cha mẹ là dân nhập cư, mải lo cơm áo gạo tiền nên không được quan tâm nhiều, cộng thêm sự nản lòng, bất lực và thiếu tin tưởng từ phía một số giáo viên trong trường.

Escalante nhận ra mình cần phải tìm những phương pháp giáo dục khác biệt, bám sát vào sở thích của học trò nhằm khơi dậy năng lực, sự tự tin, khát vọng và truyền ngọn lửa ham học cho học sinh. Những bài giảng Toán học được thầy truyền tải theo cách hài hước, thú vị mà vẫn hiệu quả, đánh vào lòng hiếu kì của các em.

Escalante cũng là người tâm huyết với câu nói: “Nếu không nỗ lực sẽ không có thiên tài”. Theo ông, học sinh khi đến lớp chỉ cần mang theo một thứ duy nhất, đó là khát vọng thành công, và nhiệm vụ của người thầy là khơi dậy khát vọng đó bằng tình yêu thương tràn đầy và phương pháp giáo dục của mình. Ông từng nói với học sinh: “Nếu em không thể nhìn thấy hy vọng, hãy để tôi trao nó cho em, bởi vì tôi là một giáo viên”. Có thể thấy thành tựu mà thầy Escalante có được là nhờ vào sự thay đổi tư duy trong phương pháp giáo dục nhằm tạo ra hứng thú, sự tin tưởng và nuôi dưỡng khát vọng của học sinh.

Kết quả năm đó, 18 học sinh trong lớp đã vượt qua một kì thi nâng cao (AP) để xét vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Đó là những năm thập niên 1980, cả nước Mỹ chỉ có hai trường theo học chương trình AP và rất ít học sinh vượt qua kì thi đầy cam go này. Việc 18 em học sinh của thầy Escalante vượt qua kì thi đã khiến Cục khảo thí Bộ Giáo dục bất ngờ đến mức buộc tội cho 12 em trong số đó là quay cóp. Nhưng sau khi tổ chức thi lại, 12 em này đều vượt qua kì thi một cách xuất sắc. Câu chuyện này đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt về giáo dục trên khắp nước Mỹ.

Cuốn sách được viết vào năm 1988, kể về những năm đầu đời thầy Escalante cống hiến với nghề giáo. Thế nhưng sự cống hiến không dừng lại ở đó, thầy vẫn tiếp tục hành trình truyền lửa cho học trò. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, Escalante giữ vững phương pháp giáo dục này và bằng lòng yêu thương tràn đầy, ông đã đào tạo hơn 400 học sinh ưu tú đỗ vào những trường đại học nổi tiếng thế giới như Harvard, MIT, Stanford...

Những cống hiến cho nền giáo dục Hoa Kỳ đã giúp thầy Escalante giành được nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng Jefferson, Giải thưởng tinh thần tự do và Giải thưởng giáo dục xuất sắc nhất nước Mỹ do Tổng thống Ronald Reagan trao tặng. Ông còn được Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ Wulliam J. Bennett nhận xét là “người anh hùng thực sự của nước Mỹ”, “tấm gương sáng của nền giáo dục Hoa Kỳ”.

Năm 2010 khi Escalante qua đời, Tổng thống Barack Obama đã gửi thông điệp chia buồn: “Escalante đã chứng minh cho mọi người thấy lí lịch của một người không quyết định việc người đó có thể đi bao xa. Ông chính là nhân tố thúc đẩy niềm đam mê và quyết tâm của học sinh, để họ nhận ra tiềm năng của chính mình”.

Câu chuyện về người thầy huyền thoại này đã được Hollywood dựng thành kịch bản cho bộ phim Stand and Deliver (Đừng bao giờ nghĩ học trò mình ngu dốt). Bộ phim đã gây tiếng vang khắp thế giới, trở thành niềm cảm hứng cho nhiều giáo viên cũng như học sinh.


2. Quý Cô Nóng Nảy - Hành Trình Khai Mở Tâm Trí Helen Keller

Helen Keller (tên đầy đủ là Helen Adams Keller) là một nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội và cũng là diễn giả người Mỹ nổi tiếng trên toàn thế giới. Bà được hậu thế nghiêng mình ngưỡng mộ khi là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật, có tầm ảnh hưởng lớn và là tấm gương nghị lực phi thường cho những người khuyết tật. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, phía sau một danh nhân thành công ấy là sự hi sinh lặng thầm, tận tụy cả một đời của cô giáo Annie Sullivan Macy.

Khi mới 19 tháng tuổi, Helen Keller bị sốt cao do viêm màng não và không may mất đi cả thị giác lẫn thính giác. Cuộc đời dường như đã đóng đinh vào số phận của cô gái nhỏ bé này sự tối tăm và cô độc. Thế nhưng tất cả đã thay đổi khi năm lên 6 tuổi, Helen Keller gặp được Annie Sullivan. Và thật tài tình, chỉ sau khoảng 1 tháng, bằng những kĩ năng sư phạm học được và hơn cả là sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành của mình, cô giáo trẻ Annie Sullivan đã cảm hóa được tính cách ngang ngược và khai mở tâm trí cho cô học trò chưa có bất kì ý niệm nào về thế giới là Helen Keller.

Trong suốt 50 năm sau đó, cô giáo Annie hiếm khi rời xa Helen, luôn đồng hành cùng cô học trò của mình trong từng bước tiến để trở thành một giảng viên, nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng toàn cầu. Vào năm 1904, Helen Keller trở thành người câm điếc đầu tiên có bằng đại học. Thành công này phần nhiều là nhờ cô giáo Annie đã kiên nhẫn dành 4 năm đánh vần các bài giảng và tài liệu học vào tay Helen.

Năm 1933, khi gần như đã mất đi hoàn toàn thị lực và sức khỏe ngày càng suy yếu, cô giáo Annie đã nói với Helen: “Cô đang cố hết sức để sống vì em.” Những lời cuối của Annie Sullivan, được ghi âm bởi Polly Thompson vào ngày 15 tháng 10 năm 1936, đã nhắc tới em trai Jimmie của bà, rồi đến Helen: “Cầu Chúa phù hộ cho cô bé khi tôi ra đi.” Không lâu sau đó, cô giáo Annie Sullivan rơi vào hôn mê và mất sau năm ngày, với bàn tay vẫn nắm chặt tay Helen. Một tình thầy trò thật đẹp và đáng cảm động!

Với mong muốn mang câu chuyện đẹp đẽ này lan tỏa đến các độc giả cả nước và tri ân các quý thầy, cô giáo, Tân Việt Books đã khai thác bản quyền cuốn sách Quý cô nóng nảy - Hành trình khai mở tâm trí Helen Keller. Hi vọng cuốn sách sẽ mang tới quý độc giả những giờ phút đọc sách thư giãn và ý nghĩa.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét