Combo 5 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Hay Nhất

Combo 5 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Hay Nhất giúp các ông bố, bà mẹ sẽ biết cách tạo ra môi trường sống và định hình nhân cách cho trẻ.
349.000đ 296.650đ

Tiết kiệm: 52.350đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 20k
Giảm 11k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo 5 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Hay Nhất
Combo 5 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Hay Nhất
296.650đ 349.000đ Tiết kiệm: 52.350đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo 5 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Hay Nhất

1. Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi
 
Quát mắng, đòn roi khi trẻ ngang bướng, không nghe lời là cách dạy con của đa số phụ huynh. Vậy đây có phải là cách dạy để con khôn ngoan hơn?

Dạy con chưa bao giờ là việc dễ dàng. Ngay cả khi chúng ta có kiến thức, có phương pháp, nhưng nếu thiếu sự kiềm chế thì có thể lợi bất cập hại. Một trong những phương pháp sai lầm là giáo dục con bằng cách quát mắng và đòn roi.

Quát mắng, đòn roi là phương pháp giáo dục được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất khi... bất lực với con cái. Phương pháp này nếu sử dụng có tiết chế, lựa chọn đúng thời điểm và tình huống cũng như đảm bảo tính chất “đánh đòn cho tỉnh, mắng cho ngộ ra” thì sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục con.

Tuy nhiên, theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung: “Việc quát mắng, đánh đòn con vô tội vạ, mọi lúc mọi nơi của các bậc phụ huynh sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn”.

Còn theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ: “Ở lứa tuổi 0-6, trẻ rất dễ bắt chước người lớn. Vì vậy khi thấy người lớn làm như thế nào thì trẻ làm giống như thế”.

Trường hợp cha mẹ của trẻ là người dễ nóng giận, thường la mắng rồi đánh con thì trong tương lai con của họ có thể dùng những cách ứng xử “copy” từ cha mẹ để giải quyết những vấn đề mình gặp phải.

Bà Huệ giải thích lứa tuổi 0-6 là giai đoạn trẻ đang trong quá trình học hỏi để xử lý các tình huống, giải thích các sự kiện, trình bày các vấn đề. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không kiên nhẫn nghe con giải thích, không tạo cơ hội để con trình bày, giải quyết vấn đề mà vội la mắng, đánh con; sau này đứa trẻ lớn lên sẽ không biết giải quyết rắc rối trong hòa bình, mà thường dùng hành động. Ví dụ, trẻ sẽ đánh bạn khi bạn lấy đồ chơi.

Bà Nhung cho biết thêm khi phụ huynh thường sử dụng bạo lực với con, với những đứa trẻ nhạy cảm sẽ trở nên thiếu tự tin vào bản thân, mặc cảm với chính mình; với trẻ có khí chất nóng nảy có thể trở nên hung hăng, dễ cáu giận và có xu hướng tái hiện những điều mà bản thân đã trải qua với người khác. Cá biệt có những trường hợp nặng, trẻ sẽ dẫn đến trầm cảm.

Có bao giờ bạn tự hỏi mình, đặc biệt là sau mỗi cuộc đối thoại tuyệt vọng với bọn trẻ, "Mình không thể làm tốt hơn được sao? Mình không thể cư xử đúng mực hơn và là một người cha mẹ có sức ảnh hưởng hơn ư? Mình không thể kỷ luật chúng theo hướng làm dịu tình hình đi thay vì làm rối lên?” Bạn muốn loại bỏ những hành vi không tốt, nhưng bạn muốn phản ứng theo cách sẽ nâng giá trị và thắt chặt tình cảm với bọn trẻ chứ không phải điều ngược lại. Bạn muốn ít rắc rối đi, chứ không nhiều hơn.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn có thể kỷ luật trẻ theo hướng đề cao mối quan hệ và sự tôn trọng, bớt rắc rối và tranh cãi - và trong quá trình, bạn có thể bồi dưỡng những kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt và cải thiện khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bọn trẻ, biết suy nghĩ đến người khác, và chuẩn bị hành trang cho chúng được hạnh phúc và thành công suốt cuộc đời.


2. 90% Trẻ Thông Minh Nhờ Cách Trò Chuyện Đúng Đắn Của Cha Mẹ

Bạn có bao giờ thốt ra những câu dù biết là không nên nói như  “Còn lề mề đến bao giờ nữa hả?” hay “Chẳng được cái trò trống gì, đưa đây xem nào!”… nhưng vẫn lỡ lời không?

Trong quá trình trẻ trưởng thành, những lời lẽ kiểu “Mày chẳng được cái tích sự gì!” trẻ phải nghe ngày ngày sẽ thẩm thấu qua vô thức, rồi sau đó trở thành ý thức coi mình chỉ là loại “vô dụng”. Không biết từ lúc nào, trẻ sẽ bắt đầu thực hiện những hành vi, lối sống không tốt.

Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị phụ huynh những câu nói “có phép lạ” khiến các con trở thành những đứa trẻ “tự có ý thức” mà cha mẹ không cần cằn nhằn nhiều. Hơn nữa, đây hoàn toàn là những câu chúng ta có thể áp dụng ngay từ ngày hôm nay như “Mẹ luôn đứng về phía con!”, “Mẹ con mình cùng làm nhé!”…

Về bản chất, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình một “sức mạnh” tuyệt vời. Nhưng trước hết, chúng ta phải tin tưởng vào sức mạnh ấy đã! Khi được tin cậy, “sức mạnh” bên trong trẻ sẽ được nuôi dưỡng một cách tự nhiên.

Cuốn sách này sẽ giới thiệu cách trò chuyện giúp khai phá sức mạnh ấy từ nhiều góc độ. Chắc chắn không chỉ các con mà ngay cả chính các bậc phụ huynh cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống sẽ lại một lần nữa trở nên thật tuyệt vời.

Cuốn sách này sẽ giúp mở rộng tiềm năng của trẻ tới vô hạn!

3. Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con

 
Muốn con ngủ sớm thì nó lại chẳng chịu đi ngủ, muốn nó dừng bú mà nó cũng không chịu, lớn lên một chút thì nói cũng không nghe, vì nhút nhát mà bị thiệt thòi…Có rất nhiều vấn như vậy khiến chúng ta nhức đầu trong quá trình nuôi dạy con. Bất cứ người phụ nữ nào đã từng nuôi con đều hiểu rằng trên thế gian này rất nhiều việc không như mình muốn. Trong quyển sách này, tôi muốn giới thiệu một số quan điểm cơ bản và phương pháp nuôi dạy con dựa trên “cách khen”, “cách mắng”, “cách dạy dỗ” trẻ.

Ngay từ đầu, chúng ta phải làm sao để hiểu được con mình là đứa trẻ như thế nào? Phải nuôi dạy bằng cách nào? Việc hiểu được bản chất của sự phát triển của trẻ rất cần thiết đối với những bà mẹ đang gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy con.Chúng tôi đã nhận được nhiều bài viết chia sẻ về quan điểm nuôi dạy con cái dựa trên sự trưởng thành của trẻ từ Masami Sasaki, bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em, người đã tiếp xúc với rất nhiều với các bậc cha mẹ và con cái. Đối với con cái, điều quan trọng nhất là việc truyền đạt một cách dễ hiểu. Do đó, việc hiểu được “bản chất” của con cái là quan trọng. Với tư cách là một người mẹ, tôi nghĩ là có thể sử dụng “bí quyết” đó trong việc nuôi dạy con hằng ngày.

Lúc đó, tôi đã tới Salon Hidamari ở thành phố Akita của cô Wakamatsu Aki –  nguyên là cựu giáo viên mẫu giáo. Salon Hidamari là nơi tổ chức các khóa huấn luyện dành cho các bà mẹ đang nuôi dạy con.Tại đây, thông qua truyện tranh và khoá học dành cho những người chăm sóc trẻ, tôi đã học được những bí quyết thành công của cô ấy để áp dụng vào việc nuôi dạy con.

Trong cuốn sách này, ngoài những cuộc trò chuyện trao đổi kinh nghiệm về cách nuôi dạy từ bác sĩ Masami Sasaki và cô Wakamatsu Aki, chúng tôi cũng thêm vào một vài đoạn giới thiệu khi còn nhỏ họ đã được cha mẹ giáo dục con như thế nào.

4. Nuôi Dạy Con Bằng Trái Tim Của Một Vị Phật

 

Đức Phật đã dạy “Gia đình là nơi tâm trí này sống với tâm trí khác. Nếu chúng yêu thương nhau thì ngôi nhà sẽ đẹp như một vườn hoa. Ngược lại, nếu chúng bất hòa thì sẽ như cơn bão  tàn phá khu vườn.”

Làm cha mẹ là một công việc khó khăn. Ba tôi từng nói với tôi rằng, dù làm gì cũng sai cả. Lúc đó tôi còn là một thiếu niên, nên ông nói vậy cũng chẳng lấy gì làm lạ, nhưng cho dù ông nghĩ mình đã mắc sai lầm gì đi nữa thì ông chắc hẳn cũng đã làm đúng một điều nào đó. Ngày nay, anh chị em chúng tôi rất yêu thương nhau. Ba mẹ tôi đã đặt nền móng cho điều này từ khi chúng tôi còn nhỏ. Nhưng không phải họ là những ông bố bà mẹ hoàn hảo, mà cả hai vừa khiến tôi khó chịu vừa khiến tôi dễ chịu.

Có rất nhiều sách về nuôi dạy con, nhưng gần như không có cuốn nào dựa trên nền tảng nguyên lý Phật giáo. Phật giáo, suy cho cùng, là về quy luật nhân quả. Nếu chúng ta làm điều thiện, kết quả mang lại sẽ tốt đẹp. Đó là một triết lý lạc quan trong đó chúng ta có thể loại trừ hoàn toàn được sự vô minh (thiếu hiểu biết) và từ đó là toàn bộ khổ đau nữa.

Chúng ta không thể thực hiện điều này trong một đời người ngắn ngủi nhưng chúng ta có thể bắt đầu. Vì lý do này, những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện trên Trái đất. Những phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của ngài không chỉ dành cho giới tu sĩ, mà còn dành cho các gia đình, các ông bố bà mẹ. Những giáo lý và phương pháp này chính là khía cạnh trí tuệ của Phật giáo.

Khía cạnh còn lại của Phật giáo là từ bi. Thế nào là từ bi với một đứa trẻ đang la hét hoặc đang vòi vĩnh thứ đồ chơi mới nhất? Từ bi với một đứa trẻ mới 18 tháng tuổi khác gì từ bi với một đứa trẻ 6 tuổi học lớp 1? Cha mẹ ngày nay gặp phải nhiều thách thức mà trước đây họ chưa từng biết tới. Con cái chúng ta đang sống trong một xã hội thúc đẩy chúng ham muốn ngày càng nhiều và chính điều này đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động.

Mặc dù bối cảnh đã thay đổi nhưng cách chúng ta tương tác với nhau, dù tốt hay xấu, vẫn không thay đổi trong hơn 2.500 năm qua. Chúng ta vẫn chưa nhận ra được các khuôn mẫu của sự tức giận, thất vọng, phản ứng thái quá cũng như những ham muốn con trẻ được hạnh phúc mạnh mẽ đến mức chúng ta có nguy cơ tạo ra hiệu ứng trái ngược.

Giá trị của cuốn sách Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật này nằm ở việc kết hợp các bài tập thực hành Phật giáo với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em của C. L. Claridge, trong đó có chính con của bà. Tôi vui mừng vì lòng tốt và trí tuệ của bà đã được thể hiện xuyên suốt trong Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật.

5. Các Bài Hướng Dẫn Thực Hành Cuộc Sống Theo Phương Pháp Montessori

Các Bài Hướng Dẫn Thực Hành Cuộc Sống Theo Phương Pháp Montessori gồm các bài thực hành giúp giáo viên mầm non nắm vững nguyên tắc hoạt động của phương pháp và dẫn dắt trẻ tham gia các hoạt động thực hành cuộc sống, giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng vận động, từ đó để trẻ phát triển toàn diện về trí lực.

Các bài tập của môn học này có thể được chia thành 4 nhóm: “Căn bản”, “Nâng cao”, “Cách giao tiếp với mọi người xung quanh” và cuối cùng là “Hoàn thiện bản thân mình”.

Trong nhóm bài tập căn bản, trẻ sẽ thực hành những thao tác cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như tập rót nước, dùng thìa, cách đóng mở nắp hộp, đóng mở nắp chai lọ…

Nhóm bài tập Nâng cao, thì trẻ sẽ thực hành các bài tập về tự chăm sóc bản thân: tự rửa tay, rửa mặt, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi giày dép…) và chăm sóc, bảo vệ môi trường, vật nuôi trong môi trường sống…

Các bài tập trong nhóm Giao tiếp với mọi người xung quanh thì trẻ sẽ thực hành với các bạn cùng lớp ở trường mầm non, hoặc với anh chị em cùng độ tuổi tại nhà. Qua các bài tập này thì sẽ giúp hình thành nên tình thương yêu con người của trẻ, giúp chúng học được các bài học về phép lịch sự, nhường nhịn, chia sẻ… với mọi người xung quanh.

Nhóm bài tập cuối cùng là về việc hoàn thiện bản thân, cơ thể. Thông qua các bài tập như đi trên 1 đường thẳng, một đường cong, 1 đường elip, trẻ sẽ học cách tập trung phương hướng, điều khiển, phối hợp các bộ phận trên cơ thể mình.

Các bài tập, bài học trong Thực hành cuộc sống là nền tảng phát triển cơ bản cả về thể chất lẫn tâm hồn trẻ. Tính tự lập, tự chăm lo cho bản thân của trẻ sẽ được vun đắp từ những năm tháng đầu đời.
 

Newshop xin giới thiệu đến các bạn đọc :

 

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger