Cô Đơn Thẳng Đứng

Cô Đơn Thẳng Đứng

Cô Đơn Thẳng Đứng - Những người trẻ sống bằng kỷ niệm, ký ức. Câu văn buồn buồn và rời rạc như bật ra từ tâm thức của họ.
52.000đ 44.200đ

Tiết kiệm: 7.800đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 10k
Giảm 15k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Cô Đơn Thẳng Đứng
Cô Đơn Thẳng Đứng
44.200đ 52.000đ Tiết kiệm: 7.800đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Cô Đơn Thẳng Đứng

Hiện nay, đọc truyện ngắn của nhiều tác giả trẻ, dễ nhận ra tâm trạng lẻ loi, cô đơn, bất an của họ đang trở thành “chất liệu” cho văn chương. Có người viết theo “mốt” thời thượng nên đọc thấy nhạt; ngược lại, có người đã khai thác đúng tâm thế của mình - trong số này, có Nguyễn Hữu Tài.

Sau Những chuyến thiên di, Nỗi buồn rực rỡ là
Cô Đơn Thẳng Đứng (NXB Văn hóa - Văn nghệ) của Nguyễn Hữu Tài. Bạn đọc đã từng chia sẻ với anh từ các bài viết trên 360 blog, Facebook… có thể sẽ nhận ra Cô đơn thẳng đứng là viết về chính anh đấy thôi. Đó là tâm trạng của một người trẻ sống xa xứ “những cuộc đời mỏi mòn và dang dở vì giấc mơ Mỹ”. Ngoài bìa tập sách, tác giả cũng nhấn mạnh: “Đó là một xã hội có rất nhiều cơ hội tiến thân nhưng cũng lắm hố sâu vấp ngã”.

Với Bão về, Khi bắt đầu những năm ba mươi, Trễ hẹn mùa xuân… Nguyễn Hữu Tài viết khá hay và xúc động về tâm trạng của người cô đơn, đứng ngoài nhịp sống ở xứ người. Mỗi truyện đều có những chi tiết cảm động, bi hài. Chẳng hạn, tâm trạng của một người đàn bà trong Bão về: “Buồn quá, cầm lòng hổng đặng, bà ra trước sân ngó ngược ngó xuôi, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Người đi đường thấy miệng bà đỏ lòm, tưởng bị ai đánh… ói máu nên lật đật kêu police tới. Tiếng Anh tiếng u không rành, phải trái không biết phân trần, họ sợ bà chết nên hú còi chở thẳng vô bệnh viện cấp cứu. Khi cảnh sát liên lạc được với đứa con, mới biết đó là thói quen ăn trầu của người Việt. Họ cười một bữa muốn khùng. Riêng bà già sợ té đái trong quần. Từ đó không dám ra trước sân ăn trầu nữa” (tr.58).

Những người trẻ sống bằng kỷ niệm, ký ức. Câu văn buồn buồn và rời rạc như bật ra từ tâm thức của họ. Đôi lúc, họ muốn quy cố hương, nhưng lại chùn bước, đối mặt với “Cơn gió cuối năm thổi ùn qua mặt. Buốt. Đàn quạ vỗ cánh rã rời. Những bông tuyết trắng phau, lả tả rơi trên nền đất” (tr.26). Phải là “người trong cuộc” thì mới có thể thấm thía hết hai từ “về nhà”. Từ sân bay, nhân vật Hữu về Việt Nam, với anh là “về nhà”: “Về nhà? Nhà ư? Ba má luôn là chốn bình yên để bọn anh quay về trú ngụ, như dòng máu đỏ chảy tràn qua tim óc, kết nối tâm hồn những đứa con lạc loài” (tr. 226). Sự gắn kết với cội nguồn đã khiến người đọc thổn thức…

Tập truyện ngắn này hấp dẫn bởi nhiều chi tiết rất thực mà tác giả cảm nhận từ chính cuộc sống xa xứ của mình, chứ không từ sự làm dáng, cố tình “cô đơn” như một vài cây bút thế hệ 8X khác.

 

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo:

Nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét