Bộ Sách Hay Của Thích Nhất Hạnh: Con Đường Chuyển Hóa + Đạo Phật Của Tuổi Trẻ + Bây Giờ Mới Thấy + Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ (4 Cuốn)

Bộ Sách Hay Của Thích Nhất Hạnh: Con Đường Chuyển Hóa + Đạo Phật Của Tuổi Trẻ + Bây Giờ Mới Thấy + Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ (4 Cuốn)

Bộ Sách Hay Của Thích Nhất Hạnh: Con Đường Chuyển Hóa + Đạo Phật Của Tuổi Trẻ + Bây Giờ Mới Thấy + Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ (4 Cuốn) là tổng hợp các bài giảng của Sư ông Thích Nhất Hạnh cho Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ trong các khóa tu tại chùa Vạn Hạnh, Cali và tại đạo tràng Thanh Sơn, tiểu bang Vermont.
Sách hot 395.000đ 335.750đ

Tiết kiệm: 59.250đ (15%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Bộ Sách Hay Của Thích Nhất Hạnh: Con Đường Chuyển Hóa + Đạo Phật Của Tuổi Trẻ + Bây Giờ Mới Thấy + Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ (4 Cuốn)
Bộ Sách Hay Của Thích Nhất Hạnh: Con Đường Chuyển Hóa + Đạo Phật Của Tuổi Trẻ + Bây Giờ Mới Thấy + Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ (4 Cuốn)
335.750đ 395.000đ Tiết kiệm: 59.250đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Bộ Sách Hay Của Thích Nhất Hạnh: Con Đường Chuyển Hóa + Đạo Phật Của Tuổi Trẻ + Bây Giờ Mới Thấy + Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ (4 Cuốn)

 

1. Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sỹ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sỹ chính là con đường dẫn người đọc đến với tâm hồn rộng mở bao la của vị thiền sư đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Trúc Lâm Đại Sĩ Trần Nhân Tông. Ông là vua thứ ba của nhà Trần, hai lần lập công đánh quân Nguyên Mông. Sau khi nhường ngôi cho Thái tử một thời gian, ông đi thuyết pháp ở khắp nơi, rồi lên Yên Tử tu Phật. Tác phẩm gồm mười hồi, trình bày phương pháp tu tập của Thiền sư.

Những điển tích Phật giáo khó hiểu được cắt nghĩa rõ ràng, ý tứ thâm trầm sâu xa của Đại Sĩ được cảm hiểu qua một cái nhìn không còn vướng chấp của  thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bước vào tác phẩm là bạn bước vào trái tim mình, để biết sống hồn nhiên với con người bản thể, sống giữa trần mà vui với đạo.

2.
Bây Giờ Mới Thấy

Cách đây 50 năm tại chùa Bảo Liên trên vách nhà có 1 bài kệ như sau :
Hữu độ tức phi tịnh
Ngôn thuyên hà sở vi?
Phật thuyết nguyên vô ngã
Thiền sư vấn thị thùy.
Nếu Bụt dạy về Vô Ngã là đúng thì Thiền sư  là ai? 

3.
Đạo Phật Trong Tuổi Trẻ

Đạo Phật Trong Tuổi Trẻ là tổng hợp các bài giảng của Sư ông Thích Nhất Hạnh cho Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ trong các khóa tu năm 1997, 1998, và 1999 tại chùa Vạn Hạnh, Cali và tại đạo tràng Thanh Sơn, tiểu bang Vermont. Cuốn Đạo Phật Trong Tuổi Trẻ được tạm chia thành các chương riêng biệt để độc giả tiện theo dõi nên không theo thứ tự thời gian.

Gia đình Phật tử là một trong những thành trì cuối cùng mà chúng ta còn giữ được. Gia đình Phật tử có mặt cũng là để bảo vệ cho con em của ta, để ta đừng bị mất mát, đừng đi vào con đường tan rã. Gia đình Phật tử nằm giữa hai bên và có thế đứng cũng như sứ mệnh của nó. Một bên là học đường, một bên là gia đình. Gia đình Phật tử cũng được cấu tạo bởi những thành viên giống như những gia đình khác. Trong đó có người lớn đóng vai trò phụ huynh và có người nhỏ đóng vai trò con em. Mỗi đoàn sinh của Gia đình Phật tử đều có hai gia đình: gia đình tâm linh là Gia đình Phật tử và gia đình huyết thống. Hai gia đình này hỗ trợ cho nhau và sự tu tập của gia đình tâm linh sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho gia đình huyết thống của đoàn sinh.

Tất cả chúng ta đều biết rằng mục đích của Gia đình Phật tử là để nuôi dưỡng đạo đức của mỗi đoàn sinh từ Oanh vũ cho đến Huynh trưởng. Nuôi dưỡng đạo đức để cải thiện nếp sống gia đình, cải thiện nếp sống học đường và cải thiện nếp sống xã hội. Chúng ta phải có một đường lối giáo dục rõ ràng mới có thể làm được điều đó. Ai cũng biết điều đó, nhưng thực sự thì chúng ta đã và đang làm được gì, nhất là trong khi chúng ta rất lẻ loi, không có sự yểm trợ của học đường, không có sự yểm trợ của gia đình? Làm thế nào để có một thế liên kết giữa Gia đình Phật tử và gia đình huyết thống cũng như giữa Gia đình Phật tử với học đường?

Khi một cái cây đã già cỗi thì chúng ta phải biết phương pháp làm cho cái cây đó mạnh mẽ trở lại. Một cái cây có thể có nhiều gốc rễ và nếu chất liệu dinh dưỡng trong lòng đất không đầy đủ thì chúng ta phải làm sao để tăng cường, để bồi dưỡng chất liệu dinh dưỡng đó? Nếu một vài cái rễ dưới đất mà tìm ra được một vùng đất mới có nhiều chất dinh dưỡng thì chính những cái rễ đó sẽ đi xa để mang dinh dưỡng về cho toàn cây và sẽ đem lại sinh lực mới cho cây. Cây là tượng trưng cho một thực tại sinh động, luôn luôn chuyển biến và lớn lên. Khi cái cây ngừng lớn là bắt đầu thoái hóa. Vì vậy ta phải làm mọi cách có thể để cho cái cây Gia đình Phật tử tiếp tục lớn mạnh, đừng để cho nó bị thoái hóa.

4.
Con Đường Chuyển Hóa

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm và kinh Quán Niệm Hơi Thở là hai kinh gối đầu giường của các vị khuất sĩ thời Bụt còn tại thế và là nền tảng của nếp sống thiền tập đạo Bụt.

Sách
Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng ngày phát hiện ra hai bản kinh này, Ngài thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời.

 Mục lục:
Lời giới thiệu
Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm
Chút ít lịch sử
Đại ý, tên kinh và nội dung
Phương pháp hành trì
Những nguyên tắc căn bản để hành trì kinh bốn lĩnh vực quán niệm
Đối chiếu sơ lược các tụng bản
Kinh niệm xứ
Kinh con đường vào duy nhất


 

Nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét