Tư Mã Quang - Vương An Thạch

Tư Mã Quang - Vương An Thạch

Tư Mã Quang - Vương An Thạch - Cuốn sách là tổng hợp chi tiết về Tư Mã Quang và Vương An Thạch.
80.000đ 76.000đ

Tiết kiệm: 4.000đ (5%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Tư Mã Quang - Vương An Thạch
Tư Mã Quang - Vương An Thạch
76.000đ 80.000đ Tiết kiệm: 4.000đ (5%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Tư Mã Quang - Vương An Thạch

Tư Mã Quang còn gọi là Tốc Thủy tiên sinh, xuất thân tiến sĩ, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Ngự sử trung thừa, Học sĩ Viện hàn lâm, Thị độc v v, do bất đồng chính kiến với Vương An Thạch, nên ông đã cáo lui về sống ở Lạc Dương, dồn tâm huyết vào viết sử trong 15 năm. Sau khi Tống Triết Tông lên ngôi, Cao Thái Hậu can dự việc triều chính, Tư Mã Quang được điều lên triều đình đảm nhiệm chức Thượng thư tả bộc xạ, kiêm Môn hạ thị lang.

Trong cuộc biến pháp, giữa Tư Mã Quang và Vương An Thạch đã xảy ra bất đồng nghiêm trọng. Nhằm giải quyết nguy cơ trước mắt, Vương An Thạch chủ yếu muốn thông qua biện pháp mạnh bạo cải cách kinh tế và quân sự. Còn Tư Mã Quang thì cho rằng nên thông qua việc chấn chỉnh luân lý cương thường để bó buộc tư tưởng của mọi người vào khuôn phép chế độ hiện hành, chủ trương này thuộc loại cải cách trên cơ sở "Thủ thường". Qua biến pháp của Vương An Thạch, có thể thấy Tư Mã Quang là một người già giặn và về mặt chính trị.

Trước tình hình không thể cộng sự với Vương An Thạch, Tư Mã Quang lui về sống ở Lạc Dương viết sử ký. Năm Bình Trị đầu tiên thời vua Tống Anh Tông, Tư Mã Quang dâng lên nhà vua bộ sách "Lịch niên đồ" gồm 25 quyển, hai năm sau lại dâng bộ sách "Thông chí" gồm 8 quyển, được Tống Anh Tông và Tống Thần Tông khen ngợi và ủng hộ. Tống Anh Tông cho phép Tư Mã Quang thành lập một ban viết sử và tự lựa chọn các quan chức giúp việc. Tống Thần Tông nhận thấy bộ sách này đã giám định về quá khứ, rất có lợi đối với việc trị nước, nên mới đặt tên là "Tư trị thông giám" và tự tay viết lời dẫn. Ngoài cho phép Tư Mã Quang được mượn sách tư liệu của nhà nước ra, nhà vua còn tặng sách cũ ở Dĩnh Để cho Tư Mã Quang để tham khảo, mọi chi phí viết sách đều do nhà nước đài thọ.

Cùng viết sử với Tư Mã Quang còn có các ông Lưu Thứ và Phạm Tổ Ngu, họ đều là nhà sử học bậc nhất thời bấy giờ. Trải qua nhiều năm cố gắng, cuối cùng đã đưa "Thông giám" đạt tới đỉnh cao huy hoàng, sự thành công này đều quyết định bởi công lao tận tụy của chủ biên Tư Mã Quang.

Trên thực tế, ý nghĩa của việc viết "Thông giám" đã vượt xa ý muốn của tác giả, nó không chỉ khiến tầng lớp thống trị có cơ sở tham khảo về "Tư trị", mà còn là sách tham khảo cho cả xã hội. Ông Hồ Tam Tỉnh người viết lời chú rất thấm thía ý nghĩa sâu xa của bộ sách này. Ông nói: "Thông giám" không chỉ viết về trị loạn, mà còn có Lễ nhạc, Lịch số, Thiên văn, Địa lý v v. Ông Vương Minh Thịnh triều nhà Thanh cũng nói: "Đây là sách trên đời không thể thiếu và học giả không thể không đọc". Lịch sử ngót nghìn năm đã chứng minh, "Thông giám" cũng như "Sử ký" đã được mọi người coi là pho sử học quý báu, được lưu truyền rộng khắp và đem lại nhiều bổ ích. Giới nghiên cứu xưa nay đã khiến nó trở thành một môn học vấn chuyên môn, tức "Thông giám học". Hiện nay, việc nghiên cứu đang triển khai với nhiều tầng thứ và góc độ khác nhau, nó sẽ đem lại càng nhiều tri thức cho sự nghiệp tiến bộ loài người.

Tư Mã Quang suốt đời viết được rất nhiều sách, trong chuỗi tác phẩm "Thông giám" còn có "Thông giám cử yếu lịch" 80 quyển, "Lịch niên đồ" 7 quyển, "Kê cổ lục" 20 quyển, "Bản triều bá quan công khanh biểu" 6 quyển. Ngoài ra, còn có 20 thể loại khác gồm hơn 200 quyển, đây là thành quả nghiên cứu và biên soạn Sử học, Kinh học, Triết học, Y học, Thi từ v v của Trung Quốc, chủ yếu có các tác phẩm "Hàn lâm thi thảo", "Chú cổ văn hiếu kinh", "Dị thuyết", "Chú thái huyền kinh", "Chú Dương Tử", "Thư nghi", "Du sơn hành ký", "Tục thi thuyết", "Tư Mã Quang văn chính công tập" v v. Tuy Tư Mã Quang có bầu nhiệt huyết trị nước, nhưng do chính kiến bất đồng mà không có càng nhiều cơ hội để trực tiếp tham dự chính sự.

Sau khi Tống Thần Tông qua đời, Tư Mã Quang lúc đó đã 67 tuổi lên nhậm chức tể tướng, ông đã liên tiếp đặt ra luật mới, nhưng vì quá lao tâm tổn sức trong công việc, nên chỉ sau hơn một năm thì qua đời. Tin buồn truyền ra, người kinh thành đều bãi chợ đeo tang, khắp phố phường đều than khóc thảm thiết, hàng ngũ đưa tang lên tới mấy chục nghìn người. Một tể tướng trong xã hội phong kiến mà được đông đảo nhân dân chân thành viếng tang như vậy thì quả là hiếm thấy.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét