Thiền Học Trần Thái Tông

Thiền Học Trần Thái Tông

Thiền Học Trần Thái Tông là thiền sư Vạn Hạnh với công trình Thiền của Vạn Hạnh do Kinh Thi xuất bản năm 1973 và được Thư viện Huệ Quang ảnh ấn năm 2017.
160.000đ 155.200đ

Tiết kiệm: 4.800đ (3%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Thiền Học Trần Thái Tông
Thiền Học Trần Thái Tông
155.200đ 160.000đ Tiết kiệm: 4.800đ (3%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Thiền Học Trần Thái Tông

Nguyễn Đăng Thục (1909 – 1999) là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu triết học và văn học Việt Nam nổi tiếng ở thế kỷ 20. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và khoa bảng ở làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông có điều kiện du học Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ từ niên thiếu với chuyên môn về triết học và khoa học. Sau khi về nước, ông làm biên tập cho tờ Lao động và chuyển sang làm kỹ sư hóa học cho nhà máy dệt Nam Định khi tờ báo này bị đình bản. Những năm sau đó, ông được giao trách nhiệm giảng dạy môn Triết học Đông phương ở Đại học Văn khoa Hà Nội (1949) và Đại học Văn khoa Sài Gòn (1954) với chức Giáo sư Khoa trưởng Khoa Văn học Việt Nam. Năm 1967, ông được Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất mời giữ chức Khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến năm 1975 và được Viện trao văn bằng Tiến sĩ danh dự nhân kỷ niệm 10 năm thành lập.

Nguyễn Đăng Thục luôn chủ trương dung hòa văn hóa Đông – Tây trong suốt cuộc đời làm báo và giảng dạy của mình, đồng thời là một nhà nghiên cứu triết học phương Đông đầy tâm huyết. Trong các công trình đã xuất bản, bộ Lịch sử triết học Đông phương (5 tập) là đồ sộ nhất, đã giới thiệu một cách có hệ thống các trào lưu tư tưởng phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, Trung Hoa và các nước châu Á khác. Bên cạnh đó, còn có các công trình nổi tiếng khác như Lịch sử tư tưởng Việt Nam (2 tập)  do Phủ Quốc Vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn xuất bản; Triết lý nhân sinh Nguyễn Công Trứ (Hà Nội, 1950); Tinh thần khoa học Đạo học (Văn hóa hiệp hội Hà Nội, 1953. Năm 1967, Khai trí ở Sài Gòn in lại); Dân tộc tính (Văn hóa vụ Sài Gòn, 1956); Thiền học Việt Nam (Lá Bối, Sài Gòn, 1967); Lý hoặc luận của Mâu Bác (dịch và chú thích); Khóa hư lục của Trần Thái Tông (dịch và chú thích, in 1972)…

 
Thiền Học Trần Thái Tông

Nguyễn Đăng Thục rất chú trọng nghiên cứu Thiền học nước ta với một nhãn quan dân tộc tính vô cùng sâu sắc. Ông đặc biệt chú ý đến Thiền học của các anh hoa bậc nhất, có công khai phát, định hình diện mạo Thiền học Việt Nam, bên cạnh Phật hoàng Trần Thái Tông với cuốn Triết học Thiền Học Trần Thái Tông là thiền sư Vạn Hạnh với công trình Thiền của Vạn Hạnh do Kinh Thi xuất bản năm 1973 và được Thư viện Huệ Quang ảnh ấn năm 2017.  Cuốn sách là một chuyên luận được triển khai rất mạch lạc các vấn đề liên quan đến tư tưởng Thiền của sư Vạn Hạnh và bối cảnh Thiền học nước ta.

Phần một khái lược bối cảnh văn hóa Giao Châu cùng sự tiếp nhận hòa hợp và linh hoạt các dòng phái Phật giáo. Tác giả đã đưa ra những luận cứ để chứng minh Hán học của ta thời đó đã rất phát triển, làm tiền đề cho việc dịch kinh văn Phật giáo Bắc truyền. Đặc biệt, có một đoạn rất thú vị trình bày về con đường bộ và đường thủy từ Giao Chỉ sang Ấn Độ, cho thấy sự tiếp xúc trước tiên của nước ta với Phật giáo nguyên thủy. Rất tự nhiên, Thiền tông đã xuất hiện từ rất sớm và được nhìn nhận trong sự liên hợp của tôn giáo, triết học, nghệ thuật và khoa học, được truyền bá và tiếp thu trong một không gian khai phóng và hài hòa với những vị sư uyên bác. Thế nên, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9 đã xuất hiện hai dòng thiền là Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông, bên cạnh đó còn có Mật tông. Tác giả còn phân tích vị trí địa lý độc đáo và đặc thù giúp nước ta dễ dàng đón nhận các trào lưu tư tưởng với bên trong là nền tín ngưỡng sâu sắc cùng nền tảng học thuật – tôn giáo vững vàng.

 
Thiền Học Trần Thái Tông

Phần hai và phần ba đề cập bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của Giao Châu dưới thời Đường và bước chuyển từ đô hộ sang độc lập. Tác giả khẳng định rằng trong một cung đoạn lịch sử nhiều biến động với những thay đổi vương quyền, sự xâm lấn của các quốc gia bên cạnh và cả sự đồng hóa của văn hóa Trung Hoa, thì dân tộc tính đã khiến dân tộc ta nắm giữ vận mệnh của riêng mình, trong đó có cả Thiền tính.

 
Thiền Học Trần Thái Tông

Thiền Học Trần Thái Tông

Phần thứ tư đi vào phân tích tư tưởng Thiền của Vạn Hạnh thông qua các khái quát về các phạm trù của Phật học, về tiểu sử của Vạn Hạnh. Qua đó, có thể nhận thấy sự khám phá của tác giả đối với Thiền học của Vạn Hạnh là đi từ nền tảng đến tư tưởng trong mối dung dưỡng từ Thiền tông ở quê nhà Bắc Ninh và khẳng định tính dân tộc trong Thiền của Vạn Hạnh như một sự thực rõ ràng và mang tính định hướng:

- Vạn Hạnh đã quán thông Tam học (Giới, Định, Huệ tương đương với Luật tạng, Kinh tạng và Luận tạng) và nghiên cứu Bách luận, tức triết học Trung quán tam luận tông của Bồ tát Long Thọ. Vạn Hạnh đã đi từ Phật giáo nguyên thủy với hệ thống giáo lý đến “phê phán lý trí” của triết học Đại Thừa mà Trung quán luận là tinh hoa như một hình thức hệ thống hóa thuyết Tính Không của Bát Nhã Ba la mật.
- Vạn Hạnh cùng trạng thái “vật ngã câu vong”, đạt được tới điểm “hiện tại vĩnh cửu” (eternal present) cũng như “liễu sinh tử” trong bài kệ nổi tiếng của ông. Từ đó, tác giả chỉ ra tinh thần Thiền của Vạn Hạnh đã ở bậc “nhậm vận” trong phép tu Thiền định Thập mục ngưu đồ của Trung Hoa. Thế nên, trước khi tịch, sư đã hết sức thản nhiên: “Các con muốn đi về đâu? Ta không trụ vào chỗ có trụ, không trụ vào chỗ không có trụ”.
- Vạn Hạnh đối với quốc học đã phát huy tinh thần “dung tam tế” như Lý Nhân Tông đã nhắc đến. Tinh thần ấy xuất phát từ uyên nguyên hài hòa của dân tộc và được viên dung trong một thời đại khai phóng và hào mại. Vạn Hạnh đương nhiên được nhìn nhận như người đi đầu cho phong khí “nhất khứ bất phục hoàn” của một thời đại Phật giáo rực rỡ sau đó.

 
Newshop trân trọng giới thiệu đến bạn:
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét