Những Tấm Lòng Cao Cả
Những tấm lòng cao cả hay
Tâm hồn cao thượng là cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý
Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước. Tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên vào ngày 18 tháng 10, năm 1886, ngày khai trường ở Ý và trở thành một hiện tượng xuất bản ngay lập tức.
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả cho thấy ảnh hưởng của tư tưởng chính trị cánh tả trong những tác phẩm của Amicis (ngay sau khi viết tác phẩm này ông gia nhập Đảng xã hội Ý). Vì thế, cuốn sách đã có ảnh hưởng rất lớn ở các nước thuộc Khối Xô Viết. Mặt khác, sự cổ xúy chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước cũng làm cuốn sách rất được hoan nghênh trong thời Phát xít Ý.
Bỏ qua những cái nhìn với nhãn quan chính trị, cuốn sách này được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ (như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Hoa, tiếng Hebrew,...) và được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái.
Cuốn sách văn học Những tấm lòng cao cả (Cuore) ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19 đã làm cho tên tuổi nhà văn trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cho đến nay tác phẩm bất hủ này vẫn vang vọng và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc đặc biệt là các em thiếu nhi ở các thời đại khác nhau.
Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý.
Một cậu bé ngưòi Ý, Enricô Bôttini, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký.
Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi.
Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người mỗi vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của Enricô. Tính cách các nhân vật đã được cách điệu hoá để tiêu biểu cho một nết tốt hay một tính xấy, hay chỉ là một thói quen, vì đấy không phải là một tác phẩm phản ánh nền giáo dục ở nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trình bày những điều suy nghĩ về đức dục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và trong lòng như một hoài bão.
Và hơn cả, đọc Những tấm lòng cao cả, mỗi bậc phụ huynh sẽ hiểu thêm về tâm sức của "những người chở đò", hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt.
Giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, mà nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt. Và, sự thành công của E.D.Amicis là ở đó...
1 - Ngày khai trường
2 - Thầy giáo mới
3 - Một tai nạn
4 - Cậu bé miền nam
5 - Bạn tôi
6 - Lòng hào hiệp
7 - Trên rầm thượng
8 - Học đường
9 - Lòng yêu nước của em bé thành Pađôva
10 - Em bé quét mồ hóng
11 - Người bán than và ông quý phái
12 - Mẹ tôi
13 - Học trò nghèo
14 - Ân nhân của bạn Nelli
15 - Em bé trinh sát
16 - Kẻ khó
17 - Tính khoe khoang
18 - "Chú phó nề"
19 - Quả cầu tuyết
20 - Các cô giáo trường tôi
21 - Thăm ông già bị nạn
22 - Chàng viết mướn thành Phirenze
23 - Lòng biết ơn
24 - Thầy giáo phụ
25 - Đứa con người thợ rèn
26 - Phranti bị đuổi
27 - Chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha
28 - Lòng ái quốc
29 - Bà mẹ anh Phơranti
30 - Chiếc xe hỏa máy
31 - Một kẻ tù phạm
32 - Làm khán hộ cho cha
33 - Chú hề con
34 - Ngày cuối cùng hội giả trang
35 - Những trẻ em mù
36 - Lớp học tốt
37 - Đám đánh nhau
38 - Người tù số 78
39 - Trước ngày 14 tháng ba
40 - Lễ phát phần thưởng
41 - Lòng cháu
42 - Chú phó nề trong phút hiểm nghèo
43 - Viện dục anh
45 - Kỳ dưỡng bệnh
46 - Bạn ta là thợ
47 - Bà mẹ anh Garone
48 - Lòng nghĩa hiệp
49 - Hy sinh
50 - Một vụ hỏa tai
51 - Quê người tìm mẹ
52 - Trường câm điếc
53 - Đi ngoài phố
54 - 32 độ
55 - Cha tôi
56 - Thú quê
57 - Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
58 - Lời đa tạ
59 - Đắm tàu
60 - Trang cuối cùng của mẹ tôi