Hoằng Pháp (Bản Phổ Thông)

Hoằng Pháp (Bản Phổ Thông)

Hoằng Pháp (Bản Phổ Thông) - “Cơ quan truyền bá chánh pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” do Tổng vụ Hoằng pháp phụ trách. Vụ Hoằng Pháp là một trong chín vụ của Viện Hóa đạo.
1.350.000đ 1.309.500đ

Tiết kiệm: 40.500đ (3%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 20k
Giảm 11k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Hoằng Pháp (Bản Phổ Thông)
Hoằng Pháp (Bản Phổ Thông)
1.309.500đ 1.350.000đ Tiết kiệm: 40.500đ (3%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Hoằng Pháp (Bản Phổ Thông)
 
Đặc san HOẰNG PHÁP
Thư viện Huệ Quang tái bản lần thứ hai 2019
Có chỉnh sửa kĩ lưỡng và bổ sung Tổng mục lục
Thích Không Hạnh

------------------

Hoằng Pháp, “Cơ quan truyền bá chánh pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” do Tổng vụ Hoằng pháp phụ trách. Vụ Hoằng Pháp là một trong chín vụ của Viện Hóa đạo. Chủ nhiệm kiêm chủ bút là thầy Thích Huyền Vi, thư ký là thầy Thích Nguyên Ngôn. Tòa soạn đặt tại 243, Sư Vạn Hạnh, Sài Gòn. Báo 3 tháng ra 1 kỳ vào các dịp lễ Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo-Xuân; khổ báo 15x23 cm, mỗi số dày từ 160-200 trang. Trong hai năm tồn tại 1973-1974, báo ra được 6 số. 

 

Dưới danh nghĩa một đặc san được ấn hành vào các dịp lễ lớn trong Phật giáo, nội dung báo thường xoay quanh các chủ đề văn nghệ về Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo-Xuân. Mỗi số có trên 30 bài viết. Chỉ có 6 số báo mà đến 111 tác giả với 209 bài viết. Khác với Tư Tưởng, Hải Triều Âm, đội ngũ viết báo là những học giả có chuyên môn đồng đều, mỗi bài viết là một thiên khảo cứu rất giá trị; Hoằng Pháp ngược lại, đội ngũ cộng tác chỉ có một vài cây bút chủ lực Thích Huyền Vi, Thích Đức Nhuận, Thích Thanh Từ, Liên Du, Nguyễn Đăng Thục,… số cộng tác viên còn lại có lẽ chủ yếu là bạn đọc thường xuyên của tờ Đặc san. 

Tuy vậy, xen kẽ giữa những bài viết manh mún đó, có những bài biên khảo công phu giá trị. Số lượng bài biên khảo cả về Phật học và các vấn đề khác có trên 30 bài, trung bình 5 bài cho một số, nếu tách riêng không phải là không có khả năng trở thành một từ Đặc san nghiên cứu có chất lượng. Một thời kỳ trăm hoa đua nở, một tờ báo, dù có chủ trương rộng mở cho tri thức bình dân và bạn đọc, vẫn không thiếu những bài biết hay:

- Phương pháp nhận thức của đạo Phật (Thích Đức Nhuận), - s. 5 (1974), tr.29-52
- Asoka một chính trị gia vĩ đại (Nguyên Ân), - s. 3 (1973), tr. 113-127
- Phật giáo Việt Nam với hóa giải dân tộc (Nguyễn Đăng Thục)- s. 4 (1974), tr. 32-41
- Chữ tu trong đạo Phật qua truyện Quan Âm Thị Kính (Tâm Minh-Trần Văn Năm), s. 4 (1974), tr. 120-129
- Đạo Phật trong Truyện Kiều (Lê Hồng Sơn), s. 6 (1975), tr. 84-103
....

 
Những bài viết tản mạn cũng có một giá trị nào đó, khi nó phản ánh được tâm tư và tri kiến của những người cầm bút không chuyên. Phần thông tin về các hoạt động của GHPGVNTN và của Tổng vụ Hoằng pháp, Phật giáo quốc tế đăng đều đặn và phong phú trên mỗi số cũng là nguồn tư liệu đáng để tham khảo về Phật giáo Việt Nam giai đoạn những năm 1970.
Hoằng Pháp được ấn hành lần đầu vào tháng 6-2015 trên ấn bản bìa cứng gồm 2 tập. Lần tái bản 11-2017 này, bên cạnh ấn bản bìa cứng chúng tôi thực hiện thêm ấn bản bìa mềm. Đặc biệt toàn bộ file ảnh nội dung được mang ra xử lý cẩn trọng thêm một lần nữa, bổ sung Tổng mục lục và Lời giới thiệu mới. 

 
Huệ Quang, mùa Thu năm Đinh Dậu, 2017
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger