Đạo Đức Học

Đạo Đức Học

Đạo Đức Học - Có thể nói, Spinoza đã để lại dấu ấn của riêng mình trong dòng chảy tư tưởng của nhân loại. Đặc biệt, phiếm thần luận của Spinoza đã được các nhà tư tưởng thế hệ sau tiếp nhận theo những cách khác nhau và vẫn còn tạo nên nhiều cuộc tranh luận trong lĩnh vực thần học và triết học trên thế giới.
Sách hot 268.000đ 214.400đ

Tiết kiệm: 53.600đ (20%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Đạo Đức Học
Đạo Đức Học
214.400đ 268.000đ Tiết kiệm: 53.600đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Đạo Đức Học


 
Baruch Spinoza hay Benedict Spinoza (1632-1677) là một triết gia lớn người Hà Lan, tạo nên ảnh hưởng đáng kể cho sự phát triển của triết học phương Tây thế kỷ XVII-XVIII. Spinoza có nhiều đóng góp cho sự phát triển của triết học phương Tây trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học. Ông viết nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó tiêu biểu nhất là Khảo luận về chính trị - thần học (Latin: Tractatus Theologico-Politicus) và tác phẩm đồ sộ Đạo đức học (Latin: Ethica).

Dưới góc độ của bản thể luận và chịu ảnh hưởng bởi thần học, Spinoza vẫn cho rằng Thiên Chúa chính là bản thể (substance), là tồn tại đích thực của thế giới. Nhưng ông không tán đồng với quan niệm của thần học Ki-tô giáo cho rằng Thiên Chúa là một Đấng Sáng thế có trước và tạo tác nên thế giới từ hư vô.

Ngược lại, ông lý giải rằng Thiên Chúa tự đồng nhất chính mình với Tự nhiên, Thiên Chúa chính là toàn bộ Tự nhiên nói chung. Thiên Chúa là nguyên nhân tự thân, nghĩa là Ngài tự vận động và tự biểu hiện chính mình trong vô hạn các sự vật, hiện tượng thuộc về Tự nhiên. Ý chí thần thánh hay quyền năng của Thiên Chúa không tách biệt với Tự nhiên mà phản ánh trong chính những quy luật tự nhiên mang tính tất yếu và tính phổ biến. Với những quan niệm này, thực tế là Spinoza đã phủ nhận Thiên Chúa với vai trò một Đấng Sáng thế, phủ nhận luôn cả sự tồn tại của cõi siêu nhiên, và ông gián tiếp khẳng định rằng Tự nhiên là cái tự thân tồn tại, vĩnh cửu và vận hành theo những quy luật thuộc về chính nó. Tư tưởng đồng nhất Thiên Chúa với Tự nhiên của Spinoza đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho một khuynh hướng tư tưởng triết học - thần học có tầm ảnh hưởng đáng kể: đó là phiếm thần luận (pantheism).

Trên phương diện nhận thức luận và đạo đức học, Spinoza cũng có những quan điểm đáng chú ý. Đối với nhận thức luận, Spinoza nêu lên rằng “một ý niệm đúng thì phải hài hòa với đối tượng của ý niệm đó”, nghĩa là tri thức đúng đắn thì nó phải đúng với đối tượng, phù hợp với đối tượng [khách quan].

Về đạo đức học, Spinoza chủ trương rằng: cảm xúc và lý trí là cơ sở của hành vi đạo đức, nếu chúng ta sống theo sự hướng dẫn của lý trí, thì chúng ta sẽ có những cảm xúc tích cực, những cảm xúc này sẽ thôi thúc chúng ta làm điều tốt và ủng hộ người khác làm điều tốt.

Có thể nói, Spinoza đã để lại dấu ấn của riêng mình trong dòng chảy tư tưởng của nhân loại. Đặc biệt, phiếm thần luận của Spinoza đã được các nhà tư tưởng thế hệ sau tiếp nhận theo những cách khác nhau và vẫn còn tạo nên nhiều cuộc tranh luận trong lĩnh vực thần học và triết học trên thế giới.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét