Chí Sĩ Lê Cơ

Chí Sĩ Lê Cơ

Chí Sĩ Lê Cơ - Lê Cơ là một người học trò (thi vào trường Tam) vẫn bất mãn cho cái tệ ấy, lúc chưa làm lý trưởng, đã có đôi phen kiện với bọn cường hào kia, đến tỉnh đến tòa, kỳ cho thấu lý mới thôi.
160.000đ 136.000đ

Tiết kiệm: 24.000đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Chí Sĩ Lê Cơ
Chí Sĩ Lê Cơ
136.000đ 160.000đ Tiết kiệm: 24.000đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Chí Sĩ Lê Cơ

 

Mấy thập niên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Quảng Nam đã là một trong những trung tâm sôi nổi nhất của các cuộc vùng dậy và trăn trở tìm đường cứu nước, từ Nghĩa hội Cần Vương cho đến Duy Tân Hội, rồi phong trào Duy tân làm rung chuyển cả Trung Kỳ, cả nước.

Lê Cơ (1870 – 1918) sinh tại làng Phú Lâm, huyện Lễ Dương (Tiên Phước), trước thuộc phủ Thăng Bình, sau thuộc phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Là con ông Lê Tuân tức ông Bá Tư và bà Nguyễn thị. Thuộc một gia đình danh tộc trong vùng, là ngoại thích của ông Thượng Thư bộ Lại Nguyễn Thuật (tức ông Thượng Hà Đình). Lê Cơ là một con người rất đặc biệt, ông đã đi qua tất cả các trào lưu, có mặt trong tất cả các biến cố lịch sử trọng đại nhất suốt thời chuyển thế kỷ, cũng là chuyển động vừa nối tiếp vừa song song của các phong trào cứu nước lớn trong thời của ông, và đều ở hàng đầu. Cuộc đời của ông, sự nghiệp của ông, số phận của ông chính là lịch sử của cả thời kỳ anh hùng và bi tráng đó. Ông là nhân vật tiêu biểu của đêm trước xiết bao khó nhọc của buổi bình minh mà thế hệ ông trằn trọc chuẩn bị cho dân tộc.

Xã Cơ, tức Lê Cơ, thường gọi Xã Sáu, lý trưởng làng Phú Lâm, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Làng Phú Lâm khi ấy có tiếng là giàu, lại là làng ngoại thích một vị quan lớn, hào cường chiếm cả quyền làng, cho đến đỗi lúc bấy giờ không ai muốn làm lý trưởng, vì đến mùa thuế thì thu không đủ, thường phải bồi phụ cho bọn cường hào kia; còn xâu thì các chân tay của mấy nhà ấy cũng không được bắt, chỉ bắt mấy tên dân cùng.

Lê Cơ là một người học trò (thi vào trường Tam) vẫn bất mãn cho cái tệ ấy, lúc chưa làm lý trưởng, đã có đôi phen kiện với bọn cường hào kia, đến tỉnh đến tòa, kỳ cho thấu lý mới thôi.

Năm 1903 Thừa phái, quan phủ về làng đặt lý trưởng, không ai muốn làm cả, nghe trong làng có Lê Cơ người học vào trường Tam, quan đòi ra bảo làm lý trưởng. Đầu tiên ông từ chối, sau quan ép mãi, ông mới nghĩ rằng người xưa có nói: “Dầu không làm cho thiên hạ, cũng thí nghiệm trong một làng – Túng bất năng hành chi thiên hạ, do khả nghiệm chi nhất hương” , ông bèn lãnh triện làng.

Nhận chức lý trưởng rồi, ông phát nguyện quyết làm cách nào mà trừ cho được cái tệ hào cường nhũng lạm và hiếp dân, mà muốn trừ cái tệ ấy thì phải làm thế nào cho dân làng phần đông tín phục đã. Khi ấy ông bắt đầu cải cách, từ việc xâu thuế cho đến tế tự canh phòng, trăm điều chấn chỉnh, bọn hào cường kia không thi thủ đoạn ích kỷ như trước, mà dân trong làng đều tâm phục cả.

Hăm lăm triệu đầu đen máu đỏ,

Họ Hồng Bàng là tổ nhà ta,

Mở mang từ thuở ông bà, 

Tắm mưa dãi gió mới ra nước này.

Sao con cháu còn ngây còn dại,

Đến nỗi nên hư hại thế này?

(Thơ Lê Cơ: Gióng trống Duy tân)

Một trăm năm đã trôi qua từ ngày Lê Cơ hy sinh ở nhà tù Lao Bảo, một sự hy sinh lẫm liệt mà cũng thật bế tắc đau đớn. Ông để lại cho ta công cuộc cải tạo xã hội đã được ông bắt đầu sớm, cụ thể và sáng suốt một cách bất thường mà lại dở dang, dù độc lập dân tộc đã được giải quyết bằng mấy cuộc chiến tranh anh hùng.


 

Nhà sách Newshop trân trọng giới thiệu!


 

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét