Cay Đắng Mùi Đời

Cuốn sách "Cay đắng mùi đời" của Hồ Biểu Chánh đã khắc họa bức tranh thôn quê miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ với hình ảnh của những người nông dân chân chất, đồng thời tố cáo xã hội cậy quyền thế ức hiếp người nghèo.
69.000đ 58.650đ

Tiết kiệm: 10.350đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Cay Đắng Mùi Đời
Cay Đắng Mùi Đời
58.650đ 69.000đ Tiết kiệm: 10.350đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Cay Đắng Mùi Đời
 

Hồ Biểu Chánh (1/10/1885 - 4/11/1958) tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Hồ Biểu Chánh là bút hiệu được ông ghép từ họ và tên tự.

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, thuở nhỏ phải chịu nhiều vất vả, thiếu thốn. Sau này nhờ chăm chỉ học hành, ông thi đậu bằng Thành chung rồi làm việc cho chính phủ Pháp, dần dần được thăng tới chức Đốc phủ sứ.
 

Ông bước chân vào làng văn từ rất sớm, bắt đầu bằng việc học chữ Hán và dịch truyện Tàu, kế đó sáng tác thêm ở rất nhiều thể loại như truyện thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo, tùy bút phê bình, kịch bản tuồng... Cho đến khi mất, ông đã để lại cho đời một gia tài văn chương đồ sộ với hơn 100 tác phẩm, trong đó có 64 cuốn tiểu thuyết, hầu hết đều được công chúng đón nhận hết sức nồng nhiệt.

Cuốn sách “Cay đắng mùi đời” của tác giả Hồ Biểu Chánh được sáng tác năm 1923 tại Sài Gòn viết về cuộc sống tha hương của Được trong 15 năm ròng rã.

Cay đắng mùi đời đã khắc họa bức tranh thôn quê miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ với hình ảnh của những người nông dân chân chất, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.Tố cáo cái xã hội với những con người chạy theo đồng tiền, danh lợi, cậy quyền thế mà áp bức người nghèo khổ.Các chức quan, hương dịch làm việc cho thực dân trở thành cái danh không phận, trói buộc con người vào dòng danh lợi mà đánh mất chính mình.

GIỚI THIỆU NỘI DUNG TÁC PHẨM:

Được sinh ra trong một gia đình quyền quý, nhưng chính vì sự giàu có của gia đình nên dì ghẻ và Chú ruột của cậu bé đã rắp tâm đánh cắp cậu bỏ ngoài đường để chiếm đoạt gia tài từ khi em mới được 5 tháng tuổi, nhưng em may mắn đã được Ba Thời – một người phụ nữ hiền lành cưu mang và nhận làm con. 


"Đêm ấy, thằng Được nằm thao thức hoài, ngủ không được. Từ ngày nó biết Ba Thời không phải là mẹ ruột nó, thầm tủi thân không cha không mẹ, cứ hỏi riêng trong bụng hoài, vậy chớ mẹ mình có chửa hoang, mà đẻ mình rồi sợ tiếng xấu hay sao... Có khi nó nằm đêm buồn bực, ước thầm trong bụng nó rằng, nếu có ai nhìn nó làm con, dầu người ấy tàn tật nghèo hèn, nó cũng hết lòng mà kính thờ yêu mến."

Sau này có những chắc trở xảy ra nên dù không muốn Ba Thời vẫn phải giao con mình cho thầy Đàng, và từ đây cậu bé có một người cha mới. Tuy là con nuôi nhưng thầy Đàng rất mực yêu thương cậu bé và dạy dỗ cho cậu thành người, dạy cho cậu nghề đàn hát để có thể tự kiếm sống từ khi mới bảy, tám tuổi.


Thằng Được bắt đầu cuộc sống phiêu lưu, rong ruổi cùng thầy. Ở với thầy, thằng bé được thầy dạy chođờn ca và học chữ. Trong một lần hai thầy trò trên đường đến Gia Định thì thầy Đàng chết do rét và đói. Thằng Được lang thang một mình và kết bạn với thằng Bĩ. Cả hai cùng nhau kiếm tiền và mua cho Ba Thời một con heo quắn đít. Thằng Được nghe Ba Thời khuyên thì quyết tâm lên đường tìm ba mẹ ruột của mình. 



Thầy Ðàng dắt thằng Ðược ra tới đường quan lộ rồi mới buông nó ra, biểu nó đi trước, còn thầy với con nhỏ thì đi theo sau. Thằng Ðược chơn đi mà mắt ngó lại nhà hoài, nước mắt chảy ròng ròng không dứt, trong bụng thầm nghĩ mình bước tới một bước thì càng xa mẹ, xa nhà thêm một khúc đường; hồi nãy nghe ông già nói đi qua Cần Ðước mà Cần Ðước ở đâu? Ông già nầy là ai? Ổng mua mình đem về bắt làm việc gì? Mình có thể nào trở về nhà má nữa hay không?

Kết thúc tác phẩm Cay đắng mùi đời thằng bé Được tìm mẹ mình là bà Hội đồng Nhàn và đền ơn đáp nghĩa cho những người có ơn với nó.

 

Nhưng sống trong nhung lụa liệu rằng cậu bé Được có quên công lao của những người đã cưu mang mình và quên những tháng ngày cơ cực hay không? Mời đọc giả hãy đón đọc cuốn chuyện để giải tỏa những băn khoăn thắc mắc.

Các bài viết có liên quan:

Những Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Hay Nhất Hiện Nay (Phần 1).
Những Cuốn Tiểu Thuyết Hay Của Việt Nam Khuyên Bạn Nên Đọc.

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger