Bác Hồ Với Văn Nghệ Sĩ

Bác Hồ Với Văn Nghệ Sĩ

Bác Hồ Với Văn Nghệ Sĩ - Bác Hồ bận trăm công nghìn việc, tuy vậy Bác vẫn dành thời giờ vun xới cho nền văn hóa, nghệ thuật mới của dân tộc ta.
100.000đ 80.000đ

Tiết kiệm: 20.000đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Bác Hồ Với Văn Nghệ Sĩ
Bác Hồ Với Văn Nghệ Sĩ
80.000đ 100.000đ Tiết kiệm: 20.000đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm

Bác Hô Với Văn Nghệ Sĩ

 

Bác Hồ bận trăm công nghìn việc, tuy vậy Bác vẫn dành thời giờ vun xới cho nền văn hóa, nghệ thuật mới của dân tộc ta. Bác Hồ trân trọng từng lời ca, từng giọng hát, Bác chú ý đến từng câu văn, từng nét vẽ, từng động tác múa. Bác quan tâm đến tiến bộ và sức khỏe của văn nghệ sĩ… Và bao giờ cũng như bao giờ, Bác ân cần dạy bảo anh chị em làm công tác văn hóa, nghệ thuật chúng tôi, thân thiết và dịu dàng như một người cha yêu con, người ông yêu cháu, người cha, người ông hiểu thấu đáo công việc của con cháu mình. Vào một buổi sáng, tôi được Bác gọi lên báo cáo một việc liên quan đến điện ảnh, và nhân đó Bác hỏi về tình hình điện ảnh. Bác hỏi: “Chú có hiểu phim Bình minh trên rẻo cao không? “Bình minh” là gì? Sao không gọi là sáng sớm; nhiều chỗ Bác không hiểu, Bác không hiểu thì chắc đồng bào cũng không hiểu”. Bác dặn: “Làm văn nghệ phải chú ý đến đối tượng phục vụ là nhân dân, viết, nói phải dễ hiểu”. Lúc tôi xin phép ra về, Bác dặn thêm: “Chú là cán bộ phụ trách, Bác nói với chú, nếu chú đồng ý, khi về cơ quan nói lại thì nói đó là ý kiến của chú, đừng nói là Bác nhận xét mà các chú làm phim buồn, và nếu các chú đó không sửa được thì lại tủi; vì biết Bác phê bình mà không sửa”. Trời! Bác Hồ yêu thương anh chị em làm nghệ thuật đến mức không muốn cho anh chị em buồn vì việc làm sai sót của họ.

Chỉ có một điều – và chỉ có điều này thôi – là Bác hạn chế hết mức Bác có thể làm được để những người làm nghệ thuật đừng ca ngợi Bác, đừng viết về Bác, đừng vẽ về Bác. Những năm gần đây, thấy Bác ngày một già anh chị em nặn tượng thiết tha muốn tạc một bức tượng Bác thật đẹp. Một số anh xin gặp Bác. Bác cho gặp, nhưng không cho làm tượng. Bác bảo: “Các chú hãy nặn tượng tập thể bộ đội, dân quân, thanh niên, thiếu nhi anh hùng: không có nhân dân thì không có Bác”. Bác biết anh chị em Bảo tàng dự định sửa lại hang Pác Bó, và ngôi nhà Bác ở lúc thiếu thời ở Kim Liên. Bác bảo ngay: “Trước hết phải chăm lo xây dựng đời sống ở những nơi đó, dân chưa no đủ thì những nơi đó đẹp gì”.

Tính giản dị, khiêm tốn của Người như ánh sáng, như không khí, như màu xanh của cỏ cây, như củ khoai, hạt lúa. Suốt đời có bao giờ Bác nghĩ đến mình. Những tháng gần đây, Bác đặc biệt chú ý tới loại sách “Người tốt, việc tốt”. Bác làm việc bình thường mà đầy ý nghĩa ấy một cách rất chu đáo và có kế hoạch như làm bao nhiêu việc khác Bác vẫn làm. Bác lượm những hạt ngọc mà nhiều anh chị em văn hóa, văn nghệ chúng tôi không chú ý hoặc làm vương vãi mà không bao giờ tiếc. Trên bàn làm việc của Bác còn để cẩn thận mấy quyển sách loại “Người tốt, việc tốt” của các Nhà xuất bản Phụ nữ, Thanh niên và Quân đội nhân dân: Dũng cảm đảm đang; Việc nhỏ nghĩa lớn; Vì nước vì dân, bên cạnh sách Lênin về Cách mạng tháng Mười; sách nói về Giô-li-ô Qui-ri, và nhiều sách khác bằng tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha. Còn đó, số báo Nhân dân đăng bài Phê bình và sửa chữa của chi bộ Chí Phú (Nghệ An), hai chữ “cắt dán” Người đã ghi từ lúc nào mà tờ báo chưa kịp cắt…

Đồng chí Vũ Kỳ, người giúp việc gần gũi của Bác, cho chúng tôi biết: Những ngày trước khi Bác mệt nặng, sức Người yếu nhiều, Người không xuống cơ sở được thì Người lại đọc nhiều và xem nhiều hơn, nghe đài nhiều hơn trước. Người thường đọc sách đến khi Đài Tiếng nói Việt Nam chấm dứt buổi phát thanh cuối cùng. Tối ngày 23 tháng 8, Bác còn ngồi nghe bài Điều lệ hợp tác xã diễn ca, Bác dặn nên đăng bài đó lên báo để đồng bào góp ý kiến. Sân khấu, ca múa thiếu tiết mục để Bác xem. Bộ phim Việt Nam cuối cùng được Bác xem là bộ phim tài liệu của Xưởng phim Giải phóng Đường về phía trước, bộ phim mới nhất của Xưởng mới gửi từ miền Nam ra Bắc. Bác biết còn có bộ phim về đề tài miền Nam Bài ca anh giải phóng, dựa vào ý thơ của Tố Hữu, Bác bảo chiếu Bác xem, nhưng bộ phim chưa làm xong hẳn, anh em chúng tôi xin hoãn buổi khác. Than ôi! Buổi chiếu phim đó không bao giờ có được nữa.

 

Tháng 9-1969

Hà Xuân Trường
(Từ quyển Bác Hô Với Văn Nghệ Sĩ – NXB Văn hóa – Văn nghệ – 2013)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 435


Nhà sách Newshop trân trọng giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét