Thai giáo là một phương pháp khoa học vô cùng hiệu quả cho sự kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ bầu biết những điều này sẽ tạo được một tiền đề tốt cho con. Đây là 3 tháng cực kỳ quan trọng vì cơ thể của mẹ sẽ thấy khó chịu nhất vì những thay đổi bên trong. Áp dụng phương pháp trong sách thai giáo khoa học trong giai đoạn này sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và nó cũng ảnh hưởng đến tính cách của bé sau này.

Xem thêm:
>>> Thai Giáo: Truyện Kể Cho Bé Nghe Phát Triển Trí Thông Minh

>>> Tổng Hợp Sách Thai Giáo Cho Mẹ Bầu Hay Nhất

Tham khảo chi tiết thai giáo 3 tháng đầu cùng Newshop nhé!

thai giáo 3 tháng đầu

Cách tính ngày thai kỳ cho mẹ bầu

 

Bạn không thể xác định chính xác ngày thụ tinh nhưng chắc chắn sẽ nhớ ngày có kinh mỗi tháng. Vì vậy, thông thường ta lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối làm ngày bắt đầu thời kỳ mang thai, cứ 4 tuần (28 ngày) là một tháng mang thai. 

 

Cảm giác của mẹ khi bắt đầu mang thai

 

Vài tuần đầu tiên, có thể bạn không biết mình đã mang thai. Nhưng cũng chính trong khoảng thời gian này, thai nhi lại rất dễ bị ảnh hưởng nhiều tác động khác nhau. Vì vậy, khi đã có kế hoạch mang thai và không dùng biện pháp tránh thai thì bạn phải chú ý đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho cơ thể.

 

Trang phục của mẹ bầu khi mang thai cần chú ý: Mẹ bầu nên lựa chọn trang phục phù hợp, không nên mặc tùy tiện như trước. Tốt nhất nên chọn quần áo rộng rãi, mềm mại và thoải mái di chuyển, tránh các loại quần áo bó sát, đồ lót nên loại vải cotton. 

 

Không nên trang điểm quá nhiều, cố gắng làm một bà bầu xinh đẹp tự nhiên nhé!

 

Chế độ ăn uống thai giáo 3 tháng đầu: Nên ăn một ngày ba bữa, ăn đúng giờ, đủ lượng và đảm bảo rằng mình ăn sáng đầy đủ. Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn có chất kích thích, quá ngọt, quá cay hay quá lạnh cũng đều cần hạn chế.


Đối với việc ngủ: bỏ thói quen ngủ trễ, không đúng giờ, điều chỉnh đồng hồ sinh học hợp lý, sinh hoạt thường ngày không điều độ cũng rất ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuyệt đối không được chạy nhảy như trước, cất đi những đôi giày cao gót và thay bằng những đôi giày đế bệt mẹ nhé! 

 

Đặc biệt, cảm xúc của mẹ bầu là một trong những điều quan trọng và cần được lưu ý: hưng phấn quá mức, đau buồn, phẫn nộ, áp lực quá độ. Bé con của bạn không thích điều này nên các mẹ hãy chú tâm đến cảm xúc của mình nhé! Các ông bố cũng cần tạo bầu không khí cho mẹ cho con, điều này ảnh hưởng đến tính cách con sau này đấy bố mẹ ơi.

 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bố mẹ có được quan hệ tình dục hay không?

 

Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 phôi thai và nhau thai đang trong thời kì hình thành, nhau thai vẫn chưa phát triển hoàn thiện, vì thế nếu bố mẹ quan hệ trong giai đoạn này rất dễ xảy ra co bóp tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Giai đoạn đầu hãy kiềm chế nhu cầu của cả 2 nhé! 

 

Trong giai đoạn 3 tháng này, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu do ốm nghén và không có mong muốn trong chuyện chăn gối. Nhu cầu của bố có thể mạnh hơn mẹ, nhưng để đảm bảo an toàn cho thai nhi bố đành chịu hy sinh một chút vậy. Lúc này, bố không nên bất mãn, ấm ức mà hãy thông cảm cho mẹ. Bố có thể điều tiết cả 2 bằng cách cùng mẹ nghe nhạc, đi bộ.. hoặc  bố có thể chủ động giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, học vài món ăn mới tẩm bổ cho mẹ.. Nhưng cũng không nhất thiết bắt bố phải kiêng tuyệt đối, bố cũng có thể ôn lại những cảm xúc ngọt ngào bằng cách ôm hôn, vuốt ve mẹ và cần chú ý vệ sinh, rửa tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, động tác nhẹ nhàng để tránh hiện tượng co thắt tử cung.

 

Thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên dùng mỹ phẩm như thế nào?

thai giáo 3 tháng đầu


Những sản phẩm cấm sử dụng bao gồm:

 

- Kem trị mụn làm trắng da vì đa số đều chứa chì và thủy ngân

- Son môi có chứa dầu lanolin có tính dính hút các bụi bẩn, bụi kim loại nặng, virus... khi ăn uống có thể đưa các chất độc này đi vào cơ thể gây nguy hiểm. 

- Sơn móng tay: các chất hóa học trong sơn móng tay như formaldehyde, acetone, toluene, dibutyl phthalate... 

- Thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc: hóa chất độc hại nitrobenzene, chì có nhiều trong thuốc nhuộm tóc, uốn tóc ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi.

 

Những thay đổi trên cơ thể khi mang thai

 

Thân nhiệt cơ sở tăng cao: thân nhiệt cơ sở bình thường có 2 giai đoạn, trước khi rụng trứng thân nhiệt thấp, sau khi rụng trứng thân nhiệt cao. Sau khi thụ thai, ngoài dấu hiệu chậm kinh, thân nhiệt cơ sở của bạn sẽ duy trì ở 36,9 độ đến 37,2 độ. trong 18-21 ngày không hạ xuống. Bắt đầu từ đây, thân nhiệt cơ sở sẽ luôn ở mức cao như thế này trong suốt thai kỳ.

 

Buồn ngủ liên tục: khi mang thai, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ liên tục, đây là hiện tượng bình thường, là kết quả của sự sản sinh hormone. Ngoài ra, chuyển hóa trong cơ thể bạn cũng tăng nhanh hơn bình thường, nghĩa là toàn bộ các cơ quan trong cơ thể đều gia tăng nhịp độ hoạt động, calo tiêu thụ cũng nhanh hơn khiến đường trong máu không đủ, đó cũng là nguyên nhân gây buồn ngủ.

 

Bầu vú lớn hơn, quầng vú chuyển sang màu sẫm

 

Tử cung dần dần to ra

 

Thay đổi tình trạng da: đầu thai kỳ, do sự kích thích của hormone, da của bạn sẽ xuất hiện các sắc tố sẫm màu ở vùng mặt, núm vú, quầng vú, cửa âm đạo, sắc tố sẫm màu ở mặt là những vết nám da. Một số người trước khi mang thai không có mụn trứng cá nhưng sau khi mang thai lại có và ngược lại.

 

Trọng lượng cơ thể: trọng lượng cơ thể có xu hướng tăng dần từ đầu thai kỳ, nhưng lúc này thai nhi vẫn còn nhỏ, cần ít dinh dưỡng, nên trọng lượng không tăng lên rõ rệt, bình thường chỉ tăng khoảng 1-2kg. Thể trọng tăng nhanh quá cũng không tốt vì thai nhi tăng trưởng quá to sẽ khó đẻ thường.

 

Ba tháng đầu là thời kì quan trọng cho sự phát triển và phân hóa các cơ quan của thai nhi, có rất nhiều nhân tố có thể gây ra khiếm khuyết ở thai nhi. Vì vậy, thời gian này bạn phải cẩn thận trong mọi sinh hoạt, không được uống thuốc bừa bãi, không được tiếp xúc với tia X và các loại tia xạ khác.

 

Nếu bạn vẫn chưa đi khám thai, thì hãy nên đến bệnh viện từ bây giờ, vừa xác định việc mang thai, vừa kiểm tra sức khỏe bản thân để kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân. để phòng tránh và chữa trị kịp thời, cho con một môi trường phát triển tốt nhất. 

 

Thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ: Vấn đề ốm nghén

thai giáo 3 tháng đầu


 

Có khoảng 1/4 phụ nữ mang thai không bị ốm nghén, đây cũng là hiện tượng bình thường. Việc ăn uống trong thời gian này phải đảm bảo nguyên tắc giàu dinh dưỡng, ngon miệng, dễ tiêu hóa, ăn thành nhiều bữa, ăn nhiều đồ ăn ít mỡ, chứa ít nước như: bánh, trứng gà, socola... Đồng thời, uống nhiều nước để phòng tránh hiện tượng mất nước hoặc mất cân bằng chất điện giải. Nếu hiện tượng buồn nôn nghiêm trọng đến mức không ăn uống được thì phải kịp thời nhập viện truyền dịch. Khi đánh răng bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, hãy đánh răng từ từ, không dùng nhiều kem đánh răng, khi súc miệng ngậm từ ngụm nước nhỏ. 

 

Ăn vặt

 

Trong thời gian thai nghén, ăn khô tốt hơn ăn nước để giảm cảm giác buồn nôn, tính chất đường có thể trực tiếp hấp thụ vào cơ thể, nhanh chóng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua nhau thai.

 

Không được uống thuốc bừa bãi

 

Thuốc cảm: các loại thuốc Tây y thường chứa nhiều thành phần, chỉ làm giảm triệu chứng chứ không trị tận gốc, phụ nữ mang thai không nên uống, chỉ nên uống các thuốc từ thảo dược. 

Thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thông qua nhau thai, tỉ lệ gây nguy hiểm là 20-40%. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng dòng Penicillin.

Thuốc tiêu đờm, thuốc ho: những loại thuốc này khá an toàn, trừ những thuốc có thành phần iot. 

 

Dưỡng chất quan trọng cần bổ sung đầy đủ

 

Acid Folic: uống viên bổ sung hoặc ăn thực phẩm giàu acid folic có tác dụng phòng tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi, liều lượng mỗi ngày: 1,4-1,8mg

Vitamin A: các thực phẩm như gan động vật, dầu gan cá, trứng cá, sữa, bơ, trứng gia cầm, xoài, hồng, mơ, rau quả màu vàng... để tốt cho da, đường ruột và phổi của thai nhi.

Vitamin B6: cơm, yến mạch, đường mạch nha, lòng trắng trứng, thịt gà... phát triển trung khu thần kinh ở thai nhi, giảm cảm giác buồn nôn.

Vitamin C: cà chua, ớt chuông, dưa chuột, súp lơ, rau cải, củ cải, táo đỏ, dâu tây... tăng cường miễn dịch, giảm chảy máu chân răng.

Magie: rong biển, tôm nõn, ngô, các loại đậu, đậu phụ, ớt, nấm, lạc, vừng... magie ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng và kích thước hộp sọ em bé trong 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Vận động trong đầu thai kỳ

thai giáo tháng thứ 3

Thời kỳ đầu mang thai, bào thai mới bám vào tử cung, nhau thai vẫn chưa hoàn chỉnh, liên kết giữa mẹ và bào thai vẫn chưa ổn định nên rất dễ sảy thai. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. 

 

✔️ Đi bộ là tốt nhất

✔️ Chỉ được đi bơi khi bác sĩ cho phép

✔️Tập bài tập dành riêng cho thai phụ

✔️ Làm tốt công tác chuẩn bị: mặc trang phục rộng rãi, phù hợp, đi giày đế bằng, giữ ấm, uống nhiều nước.

 

Những loại nước không nên uống

 

Nước lã: chưa đun sôi chứa trihydroxy gây ung thư

Nước để lâu hoặc đun đi đun lại

Nước nóng để trong phích quá 24h

Nước trà ngâm trong cốc giữ nhiệt

 

Tháng thứ 3, tuyến sữa sẽ phát triển hơn, ngực bạn sẽ nở ra và hơi đau, thi thoảng núm vú sẽ tiết sữa non màu vàng nhạt. Bạn phải giữ vệ sinh bầu vú. 

 

Kiểm tra xem bạn có mắc chứng trầm cảm khi mang thai không?
 

✔️Khó tập trung, hay quên

✔️Thường xuyên lo lắng, bối rối

✔️Rất dễ bị mệt mỏi hoặc cảm giác mỏi mệt kéo dài

✔️Thèm ăn liên tục hoặc không thèm ăn

✔️Nóng tính, dễ tức giận

✔️Ngủ không ngon giấc, hay chiêm bao, ngủ dậy vẫn thấy mệt

✔️Không có hứng thú với bất cứ việc gì, không có tinh thần

✔️Tâm trạng buồn bực, hay tủi thân

✔️Tính khí thay đổi, vui buồn thất thường

 

>>> Nếu trong một khoảng thời gian (ít nhất là 2 tuần) bạn có từ 4 triệu chứng trở lên, tức là bạn có khả năng đã mắc chứng trầm cảm khi mang thai, nếu có 1 hoặc 2 triệu chứng trên đang ở mức nghiêm trọng hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn.

Có nên uống sữa bầu vào đầu thai kỳ?

 

thai giáo tháng thứ 3

Lúc này thai nhi còn nhỏ, phát triển chưa nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của bạn không khác mấy so với khi chưa mang thai, lại thêm cảm giác buồn nôn trong thời kỳ ốm nghén khiến bạn không uống được sữa, vì vậy, bạn có thể không uống cũng được.

 

Bạn có muốn biết thêm: 

 

Những vật dụng cần mang theo khi đi làm?

Chú ý gì khi ăn đồ chua cay?

Thay đổi áo ngực như thế nào là phù hợp?

Nhóm máu của thai nhi?

Bà bầu có được sử dụng tinh dầu và nước hoa?

Cách chữa khô mắt cho thai nhi?

Cơ thể của bạn đã đủ dinh dưỡng?

Bí quyết phòng chống và làm tiêu tan vết rạn, vết nám?

 

Hãy tiếp tục theo dõi tất tần tật chi tiết những điều bạn cần biết tại đây nhé! 

 

Thai giáo là một phương pháp vô cùng hữu ích dành cho mẹ bầu và thai nhi. Đây là một phương pháp có tính chi tiết cao, mỗi điều nhỏ nhặt đều được hướng dẫn kỹ càng, đúng đắn để giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Thai giáo 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, vì giai đoạn này là khoảng thời gian khó chịu nhất bởi sự chuyển đổi từ cơ thể mẹ, Vì thế, hãy thực hiện những điều dù nhỏ nhất một cách kiên trì để xây dựng nền tảng vững chắc cho mẹ và thai nhi nhé!

Xem thêm :

>>> Bí Quyết Thai Giáo 3 Tháng Giữa Thai Kỳ
>>> Thai giáo 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Sao Cho Hiệu Quả Nhất