Dịch giả Nguyên Phong tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.
 
Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về lĩnh vực công nghệ phần mềm.
 
Song song với vai trò một nhà khoa học, Ông còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Trong số đó, có thể kể đến các ấn phẩm: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…
 
 
 
Dù cuốn sách thuộc thể loại sách tâm linh, nhưng “Bên rặng Tuyết Sơn” được viết bởi lối văn nhẹ nhàng và dung dị. Nhờ đó, độc giả bình thường cũng có thể đọc và chiêm nghiệm theo những triết lý nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong cuốn sách của mình, giúp khoảng cách giữa “đạo” và “đời” được giãn mở và trở nên gần gũi với bạn đọc.
 
bên rặng tuyết sơn
 
Câu chuyện bắt đầu từ việc Satyakam đến thung lũng Saraswati để tầm sư học đạo. Nhưng không ngờ rằng, khi đến đây, thì vị đạo sư già đã chờ anh rồi, không những thế, ông còn nói đúng tên anh và biết anh đến gặp ông để làm gì dù rằng anh chưa hề xưng tên cũng như chưa nói mục đích của mình đến đây.
 
Chúng ta sẽ được trải nghiệm những giây phút bình yên thông qua chuyến hành trình đi tìm chân lý của Satyakam dưới sự hướng dẫn của vị đạo sư trong dãy núi Tuyết Sơn để hiểu rõ hơn về sức mạnh vĩnh hằng của thế giới tâm linh cũng như khám phá chính tiếng nói nội tâm của bản thân mình.
 
 
"Hoa sen trên tuyết" là ký sự có thật của một triệu phú người Mỹ đã bỏ sự nghiệp sau lưng để đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. 
 
Alan Havey xuất thân từ một gia đình nghèo ở Mỹ với hoàn cảnh không hạnh phúc. Ông đã nỗ lực làm việc cật lực để có được những gia tài kếch xù: biệt thự lộng lẫy bên bờ Michigan, căn nhà nghỉ mát trên núi Mt Vernon, du thuyền, trương mục kếch xù trong nhà băng và một cô vợ đẹp như người mẫu... Tuy nhiên một biến cố lớn đã thay đổi cuộc đời của ông. Alan Havey phát hiện mình bị bệnh ung thư. Sau biến cố này công việc của ông đi xuống và người vợ của ông đòi ly dị để chia tài sản. 
 
hoa sen trên tuyết
 
Mặc dù vẫn còn là một người giàu có và chữa trị ung thư có kết quả, ông hết sức đau khổ và cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa. Qua lời khuyên của một người bạn, ông quyết định gạt công việc sang một bên để thực hiện một chuyến du lịch "không mục đích". Điểm đến của ông là Dharamsala - nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng chục nghìn người Tây Tạng đang tị nạn. 
 
Chuyến đi này của ông và sự xuất hiện của nhiều nhân vật thú vị trong chuyến hành trình đã vén màn cho câu hỏi muôn đời của loài người: "ý nghĩa của cuộc sống này là gì?" Qua quyển sách bạn đọc cũng có được cái nhìn về lịch sử đau thương của người Tây Tạng, một dân tộc hiền hòa, lạc quan nhưng phải gánh chịu sự khắc nghiệt của tự nhiên và những tai họa từ lòng tham không đáy của con người.
 
 
“Đường Mây Qua Xứ Tuyết - The Way of the White Clouds” là một trong những quyển sách tâm linh bán chạy nhất, ghi lại những điều Anagarika Govinda chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Hành trình của tác giả diễn ra vào khoảng thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷtrước, trước thời kỳ diễn biến chính trị phức tạp dẫn đến sự sáp nhập vào lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như hiện nay.
 
Từ việc công chúa Văn Thành mang Phật Giáo vào Tây Tạng, Ngài Liên Hoa Sinh thu phục các pháp sư đạo Bon đến việc bông hoa vô danh cầu xin Bồ Tát cứu lấy bộ kinh và ngôi chùa khỏi nạn hủy diệt… tất cả đan xen, hòa quyện cùng nhau theo dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại giúp người đọc dể dàng cảm nhận được sự uyên thâm của Giáo Lý Tây Tạng.
 
đường mây qua xứ tuyết
 
Những diễn biến chính trị từ thập niên 50 của thế kỷ trước trở về sau này, hẳn nhiên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến phong tục và đời sống tín ngưỡng của Tây Tạng. Song, nếu tìm hiểu và đặt tâm trí mình trở về với giai đoạn trước khi những biến đổi phức tạp này diễn ra, người đọc sẽ cảm nhận rõ nét hơn về khái niệm tự do, sự uyên thâm và tính nguyên thủy của Phật giáo Tây Tạng, mà tác giả Anagarika Govinda lẫn dịch giả Nguyên Phong muốn truyền tải.
 
Khung cảnh hùng vĩ, bao la của xứ tuyết Tây Tạng, giáo lý của Đức Phật cùng những tâm tình gần gũi của Govinda, tất cả sẽ dẫn dắt người đọc đến những cảm xúc thư thái nhất, tinh khiết nhất.
 
 
Xuyên suốt cuốn sách là những câu chuyện có thật về trải nghiệm cận tử của một số người trở về từ thế giới bên kia, được gọi là cõi sáng, đồng thời tác giả cũng hé lộ những bí mật giúp bạn hiểu rõ hơn về sự chết. Là một nhà khoa học nên Nguyên Phong dẫn bạn đi trên hành trình khám phá tâm linh bằng những lý giải mang tính khoa học chứ không hề huyền bí hay ma mị.
 
trở về từ cõi sáng
 
XEM THÊM
(1 nhận xét)
98.000đ 83.300đ -15%
Mua ngay
Những câu chuyện trong sách vén bức màn bí mật về đời sống bên kia cửa tử, giúp bạn biết được sau khi chết thì con người ta sẽ đi đâu, sẽ nhìn thấy điều gì và trải qua những gì, đồng thời bạn cũng hiểu được áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Lạ lùng thay, việc nhìn thẳng vào cái chết không khiến bạn sợ hãi mà trái lại, ý thức về cái chết còn giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về thời gian mình có trong tay, về những may mắn mình đang được hưởng. 
 
Đối mặt và suy ngẫm về cái chết khiến bạn trân trọng cuộc sống hơn, sống ý nghĩa hơn cũng như loại bỏ những phù phiếm và tập trung vào điều quan trọng nhất. Sau cùng, bạn sẽ nhận ra rằng đối với những người có tâm linh sâu sắc, cái chết chỉ là một cuộc phiêu lưu vĩ đại khác mà thôi.
 
 
"Hành Trình Về Phương Đông" là quyển sách kinh điển, hay và bán chạy nhất từ khi mới xuất bản, kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. 
 
hành trình về phương đông
 
Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo...của nhiều pháp sư, đạo sĩ... họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ đó họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết....
 
Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thu từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Salding- tác giả hồi ký đặc biệt này.
 
Tác phẩm nổi tiếng “Minh triết trong đời sống” sẽ khơi mở tâm trí, giúp chúng ta con đường vượt khỏi những vướng mắc trói buộc tâm tưởng để đạt đến cảm giác an nhiên trong đời sống.
 
Darshani Deane, tác giả của cuốn sách này, là một trong những diễn thuyết gia nổi tiếng, diễn thuyết khắp nơi về nhiều đề tài khác nhau như “Con đường chuyển hóa”, “Định hướng cho tương lai”, “Hạnh phúc và đau khổ” với lượng thính giả đông đảo và đa dạng. 
 
minh triết trong đời sống
 
Với kinh nghiệm nhiều năm diễn thuyết, Darshani Deane đã tổng hợp những câu hỏi thường xuyên gặp phải nhất như: Cuộc đời của tôi là một chuỗi đau khổ, bà có cách nào giúp tôi không? Tại sao những bất hạnh lại xảy ra cho tôi? Tôi đã làm gì nên tội? Tại sao lúc nào tôi cũng cảm thấy bất an, lo sợ? Làm cách nào để một người bình thường như tôi có thể thoải mái trong đời sống hiện tại? Với cuốn sách của dịch giả Nguyên Phong này, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên, và có thể là câu hỏi của chính bạn.