Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng hiện đại hơn, bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Người lớn thường tìm cách ngăn cấm trẻ chơi, làm những việc nguy hiểm nhưng lại quên dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình, quên giải thích cho trẻ vì sao và nếu rơi vào các tình huống, hoàn cảnh nguy hiểm thì sẽ phải làm như thế nào. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc đối với trẻ em. Lứa tuổi mẫu giáo đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống nguy hiểm, không an toàn. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức về khoa học và xã hội, phụ huynh và nhà trường cần phải kết hợp để trang bị cho trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm để con có thể thỏa sức khám phá thế giới xung quanh. Bài viết sau đây của Newshop sẽ quý phụ huynh biết cách Dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm.

1. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

- Quy tắc đồ lót: PANTS
  • Private: Riêng tư – không ai được chạm vào vùng kín của trẻ trừ bố mẹ hay bác sĩ/y tá.
  • Always: Luôn luôn nhớ cơ thể là của con – Không ai được phép yêu cầu con làm bất cứ điều gì mà con không muốn, con luôn luôn có quyền từ chối kể cả với cha mẹ, thầy cô.
  • No means No: Không nghĩa là không – Con có quyền nói không với các hành vi động chạm mà con không thích, kể cả với người thân.
  • Talks: Kể ra điều mà bạn đang buồn – Bất cứ điều gì khiến con lo lắng, sợ hãi hãy lên tiếng. Hãy kể lại với ai mà con tin tưởng.
  • Speak up: Lên tiếng – Đừng sợ bất cứ điều gì. Hãy mạnh mẽ lên tiếng với cha mẹ, thấy cô về mọi vấn đề khiến con lo sợ.
- Quy tắc bàn tay 5 ngón
  • Ngón cái: Ôm hôn – với người thân ruột thịt trong gia đình.
  • Ngón trỏ: Nắm tay – với bạn bè, thầy cô, họ hàng.
  • Ngón giữa: Bắt tay – với người quen
  • Ngón áp út: Vẫy tay – với người xa lạ
  • Ngón út: Xua tay – với người xa lạ mà cảm thấy bất an, nguy hiểm, người cố tình tiếp cận, đụng chạm vào con.

2. Dạy trẻ kỹ năng tự chơi an toàn

Trẻ thường phải tự chơi khi cha mẹ, người chăm sóc trẻ bận bịu không thể dám sát trẻ. Ở những thời điểm này, trẻ thường có xu hướng tò mò và chạm hoặc đưa đồ vật vào miệng những thứ chúng thấy lạ mà không nhận thức được có an toàn hay không. Vì vậy, những thời điểm như thế này, bố mẹ nên để trẻ tránh xa những khu vực nguy hiểm như bếp núc, ngoài sân,…vv. Tránh các đồ vật như dao, kéo, bếp gas, bếp điện,…vv. Và khi trẻ đến độ tuổi nhận thức, bố mẹ nên dạy cho trẻ những khu vực nguy hiểm và không nên được lại gần để tránh các tình huống xấu xảy ra.
 

3. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ

Trẻ ở lứa tuổi này thường có tâm lý “mềm mỏng”, dễ bị các đối tượng lạ dụ dỗ bởi đồ chơi hay món ăn yêu thích. Do đó, các bậc cha mẹ hãy chỉ dạy cho con kỹ năng phòng vệ bản thân trước người lạ từ khi còn bé và căn dặn trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ khi không có bố mẹ ở bên.

Để phát triển kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trước người lạ, phụ huynh nên đưa ra các bài kiểm tra nhỏ thử thách khả năng ứng biến của trẻ. Chẳng hạn, khi gặp tình huống có một người lạ đến cho trẻ món ăn yêu thích và bảo trẻ đi cùng, phụ huynh nên dạy trẻ cách từ chối đối tượng và chạy đến nơi có đông người trong khi chờ bố mẹ đến. Bên cạnh đó, phụ huynh nên ngồi lại phân tích để con hiểu ra và ghi nhớ lời dạy lâu hơn.

4. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ tránh bị xâm hại cơ thể

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tình trạng về việc trẻ em bị xâm hại tình dục. đang có chiều hướng tăng cao. Do đó, việc trang bị sớm cho con kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh các trường hợp bị xâm hại cơ thể là điều vô cùng cần thiết. 

Để trẻ nắm vững kỹ năng này, phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ các kiến thức về giáo dục giới tính bằng cách lồng ghép các bài học vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Như lúc tắm cho con, hãy hướng dẫn trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể và cách phản ứng để bảo vệ bản thân khi bị ai đó đụng chạm vùng nhạy cảm.

5. Dạy trẻ kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng mà quý phụ huynh nên quan tâm đến. Trẻ nắm rõ kỹ năng này sẽ giúp con hình thành các thói quen tốt và là nền tảng cho sự phát triển của con sau này.

Đối với kỹ năng này, các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn con hiểu về các biển báo giao thông thông dụng, một số quy tắc cơ bản trên đường, cách sang đường an toàn... Hơn nữa, phụ huynh có thể tạo ra các tình huống giả định tại nhà để kiểm tra khả năng nắm bài và cách ứng biến của con.

6. Dạy trẻ kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Trẻ ở lứa tuổi mầm non nên khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ bản thân còn chưa cao. Do đó, phụ huynh cần trang bị sẵn sàng kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh cho con khi gặp phải nguy hiểm mà không có bố mẹ ở bên.

Để bắt đầu, phụ huynh nên đề cập đến các tình huống nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như đi lạc, bị kẻ xấu xâm hại, khi bị người lạ tiếp cận... và hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách la lớn, kêu gọi sự chú ý từ những người trong phạm vi gần nhất... Khi bị người lạ dẫn đi, cha mẹ hãy dạy trẻ nói “con không biết cô này/chú này” và có hành vi chống cự lại đối tượng và nhờ sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như các chú công an, chú bảo vệ... 

7. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ còn khá nhỏ để biết cách xử lý tình huống khi gặp hỏa hoạn. Vì thế, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn mà không có bố mẹ ở bên. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc tạo ra các tình huống hỏa hoạn giả định ngay tại nhà, cùng trẻ thực hành để trẻ có thể nắm bắt và ghi nhớ các kỹ năng tốt hơn. Hãy dạy cho trẻ một số mẹo nhỏ cần thiết khi gặp đám cháy như báo cho những người xung quanh, dùng khăn ẩm che mặt, tận dụng các lối đi gần nhất để thoát hiểm... Kỹ năng này sẽ là hành trang lý tưởng giúp bé lớn lên và phát triển về sau.
 

8. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc

Trẻ mầm non thường thích chơi đùa ở những nơi công cộng đông người, diện tích rộng như trung tâm thương mại, công viên,... nên đã không ít lần xảy ra các trường hợp trẻ bị lạc bố mẹ. Do vậy, kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho trẻ từ sớm. 

Để bắt đầu, phụ huynh nên dạy cho trẻ cách ghi nhớ số tên, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Song song đó, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ khi đi lạc, con nên nhờ sự trợ giúp của những người đáng tin cậy xung quanh như chú cảnh sát, chú bảo vệ, nhân viên siêu thị… và cung cấp thông tin cho họ để họ giúp con tìm được bố mẹ nhanh chóng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy cho trẻ cách ứng xử cần thiết với các trường hợp khác như có người lạ muốn đưa con về nhà thì con nên kiên quyết từ chối và giữ khoảng cách với họ để họ không làm hại con...
 

Lời kết
Trên đây là Dạy trẻ các
kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm mà bố mẹ và nhà trường nên phối hợp để trang bị những kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Ngày nay, mặc dù gia đình và nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng lắm, cần phải giáo dục mạnh mẽ hơn nữa để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với trẻ.