Hương Quê

Đọc Hương Quê, ta sẽ thấy rằng Bình Nguyên Lộc đã yêu quê hương một cách chân thành, tha thiết, sâu sắc hơn ai hết từ thưở thanh xuân đến những ngày cuối của đời ông.
120.000đ 96.000đ

Tiết kiệm: 24.000đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Hương Quê
Hương Quê
96.000đ 120.000đ Tiết kiệm: 24.000đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Hương Quê

Với số lượng sáng tác đồ sộ thuộc vào hàng phong phú nhất của Việt Nam, BÌNH NGUYÊN LỘC đã bao quát rất nhiều chủ đề từ tình yêu, tâm lý, xã hội đến chuyện ma, chuyện khoa học, triết lý… Chính vì vậy có người cho rằng tác phẩm ông bao gồm một “hệ thống chủ đề”. Khảo sát sự nghiệp của ông, chúng tôi nhận thấy tuy đa dạng và rất phong phú, tác phẩm của ông vẫn có một nét chính , đó là tình đất tình người với quê hương, với dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước, đó là sợi chỉ xuyên suốt trong sự nghiệp văn chương của ông, tạo tính nhất quán cho hệ thống chủ  đề, làm nên cá tính và nét đặc trưng của ông trong lịch sử văn học nước nhà. Ngày nay chúng ta biết ơn và nhớ đến ông, trân quý tấm lòng của ông, chính có lẻ là gì điểm này.

Ông yêu, và muốn mọi ngừơi dân Việt cũng biết yêu đất nước như ông, thế nên sự nghiệp sáng tác của ông là sự nghiệp ký thác tình yêu tổ quốc dân tộc ấy lại cho những thế hệ mai sau, thế hệ mà ông lo ngại sẽ không đủ sức đương đầu với cụôc xâm lăng vô hình nhưng mãnh liệt của nền văn hoá Tây Phương, nếu như họ không còn biết yêu quí quê hương nữa.

Khác với nhiều nhà văn cùng thời, tác phẩm của ông vắng bóng hình ảnh của những ngừơi cầm súng và cái không khí ngột ngạt tang thương của chiến tranh. Chiến cuộc, nếu được đề cập đến thường chỉ phớt qua một cách nhẹ nhàng và đượm nét buồn căm lặng. Ông cũng không cay cú gào thét chỉ trích hay kết án ai. Dân tộc Việt Nam đã chịu đựng đau khổ triền miên từ ngày lập quốc. Đói nghèo, chiến tranh, lòng người ly tán, rẻ chia…bấy nhiêu đó là quá nhiều để cần thêm sự ngộ nhận thù hằn giữa những người chung màu da và dòng máu với nhau. Cần phải hợp nhất họ lại dưới một ý chí chung để đủ sức mạnh mà chống chọi với thử thách nghiệt ngã của thời cuộc.“Phải cần những đau khổ chung, những nguyện vọng tha thiết để kết chặt những người rời rạc lại” ( Đất không chết). Cái nguyện vọng tha thiết ấy chính là tình quê hương đất nước, là nghĩa đồng bào với nhau.  BÌNH NGUYÊN LỘC đã dùng ngòi bút của mình, một cách nhẹ nhàng, thân ái để vun quén tình yêu ấy. Có lẻ ông tin rằng, chỉ có tình yêu mới giúp cho mọi ngừoi Việt Nam ta đủ tỉnh táo, biết bao dung, âu yếm nối vòng tay lớn mà kết chặt hàng ngũ với nhau để bảo vệ mái nhà chung. Ông tìm cách đánh thức lương tri dân tộc một cách âm thầm qua những hình ảnh của quê hương trong quá khứ, hy vọng chính những hình ảnh, mùi hương của kỹ niệm nơi thôn dã nội đồng sẽ đủ sức nhắc nhớ và níu giữ những bàn chân quê lưu lạc, mất phương hướng trở về xiết chặt tay nhau.

Xuất phát từ thái độ và quan điểm như thế, ông đã ráng hết sức mình, cố công làm một điều có ích, dù là nhỏ nhoi, yếu ớt và lạc lõng giữa một thời đại hỗn loạn, nguỵ trá, để nhắc nhở mọi người về một điều mà ai cũng đã biết, lặng lẽ viết về một chủ đề mà người ta không đánh giá cao và khó tạo nên danh tiếng cho ông. 

Lòng yêu nước, cho dù là thiêng liêng, nhưng nếu dân tộc không có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi.

Yêu nước vừa là tình cảm, vừa là lòng tự hào của nòi giống Việt, vì vậy đó là chủ đề phổ biến, là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn trong lịch sử văn chương nước nhà. Thế nhưng đọc BÌNH NGUYÊN LỘC, ta sẽ thấy rằng dường như ông đã yêu quê hương một cách chân thành, tha thiết, sâu sắc hơn ai hết từ thưở thanh xuân đến những ngày cuối của đời ông. 


Sau mấy thập kỷ, kể từ lúc được in trên tạp chí Hương Quê, những truyện ngắn mang hương sắc miền Đông Nam bộ lại được ra mắt độc giả dưới tên gọi chung: "Hương Quê - Bình Nguyên Lộc". Lối viết giản dị nhưng rất lôi cuốn, qua thời gian, càng cho thấy sức mạnh của một ngòi bút bậc thầy. Tạp chí Hương Quê đã chọn Bình Nguyên Lộc, cùng với Sơn Nam - một nhà văn tiêu biểu của miền Tây, làm hai trụ cột văn chương của hai vùng đất, để nói lên tiếng nói của nông dân Nam bộ. Những truyện ngắn của hai nhà  này đến nay trở thành vốn quý của văn chương Việt Nam.Có lẻ vì thế nên đọc tác phẩm của BINH NGUYÊN LỘC, nếu như ta thấy ở  thể loại tiểu thuyết tình cảm ông không có chi đặc sắc thì trái lại mảng truyện ngắn viết về quê hương của ông lại làm cho ta rung động rất sâu sắc.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét